Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi trái đất tự quay là? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi trái đất tự quay là? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài đồng thời các em tìm hiểu thêm phần kiến thức mở rộng về chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời. Để tìm hiểu rõ hơn, các em cùng tham khảo nội dung bài dưới đây nhé

Câu hỏi: Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là?

A. Vòng cực

B. Chí tuyến

C. Xích đạo

D. Vĩ độ trung bình

Trả lời:

=> Đáp án C

Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là Xích đạo.

Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi trái đất tự quay là?

I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời

- Chuyển động biểu kiến là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.

- Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6).

Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến.

Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam.

Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

II. Các mùa trong năm

- Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Mỗi năm có 4 mùa:

+ Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

- Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

1.Theo mùa

Xét ở Bắc bán cầu:

- Mùa xuân, mùa hạ:

+ Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.

+ Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.

- Mùa thu và mùa đông:

+ Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.

+ Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ.

+ Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.

⟹ Ở Nam bán cầu thì ngược lại.

2. Theo vĩ độ

- Ở Xích đạo: quanh năm ngày bằng đêm.

- Càng xa Xích đạo: thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

- Tại vòng cực đến cực: ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

- Ở cực: có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

IV. Các kiến thức bổ sung:

Hiện tượng tự quay của Trái Đất là sự quay của hành tinh Trái Đất xung quanh trục của nó. Trái Đất quay từ phía tây sang phía đông. Nhìn từ sao Bắc cực Polaris, Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

Bắc Cực, cũng được biết đến là Cực Bắc địa lý, là điểm ở Bán cầu Bắc mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt. Điểm này khác với Cực Bắc từ của Trái Đất. Nam Cực là điểm còn lại mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt, ở Châu Nam Cực.

Trái Đất quay một vòng khoảng 24 giờ so với Mặt Trời và 23 giờ, 56 phút và 4 giây so với các ngôi sao (xem phần dưới). Hiện tượng tự quay của Trái Đất giảm nhẹ với thời gian; vì vậy, một ngày trong quá khứ ngắn hơn. Điều này là do hiệu ứng thủy triều Mặt Trăng tác động lên Trái Đất. Đồng hồ nguyên tử cho thấy một ngày trong thời hiện đại chậm hơn khoảng 1,7 mili giây so với một thế kỷ trước, từ từ tăng tốc độ Giờ Phối hợp Quốc tế được điều chỉnh bởi giây nhuận. Phân tích về ghi chép thiên văn học trong lịch sử cho thấy xu hướng chậm lại 2,3 mili giây mỗi thế kỷ từ thế kỷ thứ 8 TCN.

Vận tốc góc

Đồ thị vĩ độ và tốc độ tiếp tuyến. Đường gạch hiển thị ví dụ trung tâm không gian Kennedy. Đường gạch chấm cho thấy vận tốc máy bay với tốc độ hành trình điển hình.

Vận tốc góc của sự tự quay của Trái Đất trong không gian quán tính là (7,2921150 ± 0,0000001) ×10−5 radian trên giây SI (giây Mặt Trời trung bình). Nhân với (180°/π radian)×(86.400 giây/ngày Mặt Trời trung bình) được 360.9856°/ngày Mặt Trời trung bình, cho thấy Trái Đất quay hơn 360° so với những định tinh trong một ngày Mặt Trời. Sự di chuyển của Trái Đất dọc theo quỹ đạo gần tròn của nó trong khi nó đang tự quay quanh trục của mình đòi hỏi Trái Đất quay quanh trục nhiều hơn một vòng một chút so với những ngôi sao cố định trước khi Mặt Trời trung bình có thể vượt lên trên lại, mặc dù nó chỉ quay một vòng (360°) so với Mặt Trời trung bình. Nhân giá trị trong rad/s với bán kính xích đạo của Trái Đất 6.378.137 m (hình bầu dục WGS84) (hệ số 2π radian cần bởi cả hai giản ước) được vận tốc xích đạo 465,1 m/s, 1,674,4 km/h hoặc 1.040,4 mph. Some sources state that Earth's equatorial speed is slightly less, or 1,669.8 km/h. Điều này có được bằng cách chia chu vi xích đạo Trái Đất với 24 giờ. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ một chu vi ngụ ý không chủ ý chỉ một sự quay trong không gian quán tính, nên đơn vị thời gian tương ứng phải là ngày sao. Điều này được xác nhận bằng cách nhân số ngày sao trong một ngày Mặt Trời trung bình, 1,002 737 909 350 795, được tốc độ xích đạo trong giờ Mặt Trời trung bình cho ở phần trên là 1.674,4 km/h.

Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi trái đất tự quay là? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các nắm chắc nội dung của bài, từ đó học tốt môn Địa lí 10. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu với nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 56 lượt xem
Chủ đề liên quan