Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, đầy đủ, hy vọng các em sẽ nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết tìm hiểu về vận động cho các lục địa, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là?

A. vận động tạo núi.

B. vận động theo phương thẳng đứng.

C. vận động theo phương nằm ngang.

D. vận động kiến tạo.

Trả lời:

Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là vận động kiến tạo.

=> Đáp án D

Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là?

Các loại vận động kiến tạo được sinh ra từ nội lực

Nội lực trong địa chất học là những lực sinh ra ở bên trong lõi Trái Đất, làm cho các lớp đá mắc ma bị uốn nếp, đứt gãy. Chúng tạo ra hiện tượng núi lửa phun trào và động đất. Trái với ngoại lực, nội lực làm nâng cao và làm bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn. Hầu hết nội lực được sinh ra từ nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất.

Nguyên nhân

Nội lực được chủ yếu sinh ra nhờ nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các động vật chất theo quy luật của trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học.

Tác động

Nội lực ảnh hưởng đến bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo. Kết quả của việc này là khiến cho lục địa bị nâng lên hoặc hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hoặc đứt gãy. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các hiện tượng động đất và núi lửa.

* Vận động theo phương thẳng đứng

+ Là vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái đất theo phương thẳng đứng trên một diện tích rộng lớn.

+ Nguyên nhân: Do sự dịch chuyển của Manti

+ Kết quả: Tạo ra biển tiến, biển thoái

* Vận động theo phương nằm ngang

Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách giãn gây ra hiện tượng uốn nếp, tách giãn.

- Hiện tượng uốn nếp:

+ Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp

+ Nguyên nhân: Tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở nơi đá cao mềm có độ dẻo cao.

+ Kết quả: Cường độ yếu tạo thành nếp uốn. Cường độ mạnh tạo thành uốn nếp.

- Hiện tượng đứt gãy:

+ Là lớp đất đá bị đứt gãu dịch chuyển ngược nhau

+ Nguyên nhân: Nơi đá có độ cứng cao, các lớp đá bị thay đổi về tính chất liên tục.

+ Kết quả: Cường độ yếu tạo thành đứt gãy. Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.

+ Hiện tượng đứt gãy Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng. ...

Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng.

Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng. Thung lũng sông Hồng là một đứt gãy điển hình ở Việt Nam.

Địa hình miền núi và quá trình thành tạo miền núi

Núi là dạng địa hình có độ cao tương đối trên 200m so với các địa hình tạo mặt bằng xung quanh. Núi có thể đứng đơn lẻ hoặc tập hợp thành dãy núi, vùng núi hoặc miền núi.

Miền núi là tập hợp của nhiều vùng núi, phân bổ trên một diện tích rộng lớn. Về mặt địa chất được cấu tạo bởi nhiều cấu trúc địa chất, các đá có tuổi khác nhau của vỏ lục địa được nâng lên trên mặt nước biển – đại dương hoặc đồng bằng lân cận. Về mặt hình thái, có sự phân dị rõ nét: đinh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu, độ cao thay đổi trên những khoảng cách không lớn. Trong miền núi, bên cạnh những địa hình dương còn có những địa hình âm: thung lũng, bồn địa tạo nên sự chênh cao tương đối từ vài trăm đến vài nghìn mét. Ví dụ: ở miền núi Tây Bắc Việt Nam. ngoài nhừng vùng núi còn có các bồn địa: Điện Biên, Văn Chấn, Than Uyên…

Về quá trình hình thành, theo thuyết Kiến tạo “Địa máng” cho ràng miền núi tương ứng với miền có quá trình tạo núi. Đó là miền đã diễn ra các pha nâng cao uôn nếp tạo núi sau thời kì sụt lún mạnh của địa máng. Miền núi còn có thể hình thành bởi các đứt gãy sâu dạng khối trong các miền nền hình thành từ trước do ảnh hưỏng các pha nâng cao uốn nếp cùa địa máng nẳm kề. Địa hình miền núi hiện nay là kết quả cùa quá trình nâng cao Tân kiến tạo diền ra từ kỉ Neogen tới nay với cường độ nâng cao lớn hơn cường độ bóc mòn bồi tụ.

Theo thuyết “Kiến tạo mảng” thì miền núi được hình thành do sự va chạm giừa các mảng thạch quyển khi di chuyển ngược chiều nhau hoặc do quá trình tách dãn trong nội bộ màng ở lục địa. Khi hai mảng lục địa va chạm nhau sẽ dẫn tới hiện tượng một mảng luồn xuông, mảng kia chờm lên trên. Màng kia chờm lên trên do lực cân bàng đẳng tĩnh nên được dâng cao và các lóp đá bị uốn nếp, dứt gãy. Do các đá cỏ độ cứng khác nhau, cấu trúc địa chất khác nhau nên dưới tác dụng của quá trình ngoại lực, bề mặt bị phá hủy và chia cắt thành vùng núi. Mảng luồn xuống, do nhiệt độ cao nên vật chất nóng chảy, độ đặc kém, chúng theo khe nứt cùa mảng chờm lên thoát ra ngoài mặt hình thành các trung tâm núi lửa. Trong nội bộ màng ở lục địa, quá trình tách dãn hình thành các trũng địa hào và các vùng cao nằm kề. Dưới tác dụng cùa ngoại lực, các vùng cao sẽ bị chia cắt thành vùng núi.

Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố phần kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu với nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 95 lượt xem
Chủ đề liên quan