Lớp vỏ địa lí bao gồm Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Lớp vỏ địa lí bao gồm được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Gồm câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án để các em so sánh kết quả cùng với kiến thức mở rộng về lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí sẽ là những kiến thức bổ ích cho các em. Mời các em cùng tham khảo.

Trắc nghiệm: Lớp vỏ địa lí bao gồm:

A. Trầm tích, granit, badan

B. Khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển

C. Thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển

D. Vỏ lục địa và vỏ đại dương

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Thạch quyển, khí quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển

- Lớp vỏ Địa lý bao gồm các lớp vỏ bộ phận như: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển, xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Kiến thức tham khảo về lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

1. Lớp vỏ địa lí

a. Khái niệm

- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập, tác động lẫn nhau.

b. Giới hạn

- Trên: Phía dưới của lớp ôzôn.

- Dưới: Đáy vực thẳm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.

- Chiều dày khoảng 30-35km.

2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

a. Khái niệm

- Khái niệm: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí.

- Nguyên nhân:

+ Nội lực và ngoại lực có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các thành phần của lớp vỏ địa lí.

+ Các thành phần tự nhiên có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.

b. Biểu hiện của quy luật

- Nội dung

+ Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.

+ Nếu một thành phần thay đổi sẽ kém theo sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Một số ví dụ:

+ Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng) thì sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng) dẫn tới địa hình (mức độ xói mòn tăng) và thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).

Lớp vỏ địa lí bao gồm

+ Ví dụ 2: Thực vật rừng bị phá hủy sẽ làm cho địa hình (xói mòn), khí hậu bị biến đổi và thổ nhưỡng (đất biến đổi).

c. Ý nghĩa thực tiễn

– Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên.

– Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ.

d. Bài tập minh họa

Bài 1: Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên?

- Gây lũ lụt, đặc biệt là rừng đầu nguồn vì rừng có thể điều tiết nước rất tốt.

- Sạt lở, xói mòn đất vì rừng giúp giữ đất.

- Làm mất nơi sinh sống của các loài động vật, gây tuyệt chủng. Gián tiếp phá hoại đời sống con người vì khi không còn nơi sinh sống, thú vật sẽ về phá hoại công trình của con người, thậm chí đe dọa cả tính mạng.

- Gián tiếp gây hiệu ứng nhà kính và khí hậu ấm dần lên vì rừng lọc khí CO2 tạo ra O2, giúp cân bằng và duy trì lượng CO2 cho khí quyển, không vượt quá mức cho phép,...

Bài 2: Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí (về chiều dày, thành phần vật chất…)

- Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Phân biệt:

+ Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) có chiều dày khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ôzôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). Thành phần vật chất của lớp vỏ địa lí bao gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

+ Lớp vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, bazan).

Bài 3: Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.

- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên bất kì lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Ý nghĩa thực tiễn: Cho chúng ta thấy sự cần thiết phải nghiên cứu kĩ càng và toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.

Lớp vỏ địa lí bao gồm được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần kiến thức này sẽ là kiến thức bổ ích cho các em tham khảo, qua đó củng cố kiến thức môn Địa lí lớp 10, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh,....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 43 lượt xem
Chủ đề liên quan