Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là? Ôn tập Địa 10
Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi ngắn gọi, đầy đủ, hy vọng sẽ giúp ích cho các em nắm bài tốt hơn. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé
Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là? - Địa 10
Câu hỏi: Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là?
A. Không khí co lại, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng
B. Không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp tăng
C. Không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
D. Không khí nở ra, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
Hiện tượng xảy ra khi Nhiệt độ giảm là không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng
I. Sự phân bố khí áp
- Khái niệm: Là sức nén của không khí xuống mặt Trái đất.
- Đặc điểm: Tùy theo tình trạng của không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau.
Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai cao áp, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.
II. Một số loại gió chính
1. Gió Tây ôn đới
Phạm vi hoạt động: 30-600 ở mỗi bán cầu (áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).
- Thời gian: Gần như quanh năm.
- Hướng: tây là chủ yếu (Tây nam ở Bắc bán cầu, Tây bắc ở Nam bán cầu)
- Nguyên nhân: chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.
2. Gió Mậu dịch
- Phạm vi hoạt động: 300 về xích đạo.
- Thời gian: quanh năm.
- Hướng: đông là chủ yếu (đông bắc ở Bắc bán cầu, đông nam ở Nam bán cầu).
- Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
- Tính chất: khô, ít mưa.
3. Gió mùa
- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
- Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.
- Phạm vi hoạt động:
+ Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.
+ Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.
Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh. Càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa đông thổi thành từng đợt. Mỗi khi gió về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài tới hàng tuần.
4. Gió địa phương
a. Gió biển, gió đất:
Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.
b. Gió fơn
Khi gió được hình thành, gió sẽ chuyển động song song với mặt đất. Tuy nhiên, khi gió bị núi chắn ngang thì gió phải vượt lên cao. Khi gió vượt lên tầng không khí loãng và lạnh hơn sẽ khiến cho hơi nước ngưng tụ, từ đó gây mưa bên triền núi hứng gió và đồng thời làm gió giảm áp suất.
Khi gió đã qua đỉnh núi thì nó trở thành một luồng khí khô hạ áp, do vậy, khi đi từ trên cao xuống và gặp không khí đặc hơn thì gió sẽ bị nén lại. Quá trình này sẽ làm tăng nhiệt độ của gió, làm gió càng nhận được nhiều nhiệt từ mặt trời. Kết quả là bên triền núi hứng gió (đoạn lên núi) thì gió sẽ mát, ẩm và gây mưa nhiều, nhưng bên triền núi khuất gió (đoạn xuống núi) thì gió (gió phơn) sẽ lại khô và nóng hơn. Dãy núi càng cao thì khi xuống núi mức gia tăng nhiệt độ càng lớn và càng khô hơn.
Gió phơn có đặc điểm là khô và nóng nên dễ gây ra hỏa hoạn, đặc biệt là cháy rừng. Gió phơn còn làm cho khí hậu ở các vùng mà nó thổi tới có nhiệt độ cao hơn và khô hơn, khiến cây xanh nhanh bị khô héo, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và vật nuôi.
- Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là
- Tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất là hiện tượng
- Không khí nằm ở hai bên frông có sự khác biệt cơ bản về
- Phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả
- Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình nào dưới đây?
- Hiện tượng biển tiến biển thoái là gì?
- Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất?
Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức môn Địa lý lớp 10, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều? Ôn tập Địa 10
- Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6? Ôn tập Địa 10
- Tính góc nhập xạ Vào ngày 22 - 12? Ôn tập Địa 10
- Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc vào ngày 22 - 6 là Ôn tập Địa 10
- Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc Ôn tập Địa 10
- Đặc tính nổi bật của gió mùa ở khu vực Nam Á và Đông Nam Ôn tập Địa 10
- Đường chuyển ngày quốc tế được quy định là Ôn tập Địa 10
- Nước nào đứng đầu trong cuộc phát kiến địa lí? Ôn tập Địa 10
- Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C? Ôn tập Địa 10
- Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là Ôn tập Địa 10
- Nguyên nhân gây xói mòn đất Ôn tập Địa 10
- So sánh hiện tượng uốn nếp và đứt gãy Ôn tập Địa 10