Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là Ôn tập Địa 10
Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài đồng thời giúp các em tìm hiểu thêm về ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, thủy quyển....Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé
Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ
Câu hỏi: Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là
A Nước rơi và dòng chảy
B Bốc hơi và nước rơi
C Bốc hơi và thẩm thấu
D Dòng chảy và thẩm thấu
Lời giải:
Đáp án B. Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là bốc hơi và mưa (nước rơi)
1. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển
Ngưng đọng hơi nước (điều kiện)
- Không khí đã bão hòa mà vẫn tiếp tục được bổ sung hơi nước hoặc gặp lạnh.
- Có hạt nhân ngưng đọng (những hạt nhỏ li ti như hạt bụi, khói, muối biển,... do gió đưa tới).
Sương mù (điều kiện)
- Độ ẩm tương đối cao;
- Khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng;
- Có gió nhẹ.
Mây và mưa
- Mây: Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám => mây.
- Mưa:
+ Khi các hạt nước trong các đám mây vận động kết hợp với nhau, ngưng tụ thêm, kích thước lớn hơn và rơi xuống => mưa.
+ Nước rơi gặp nhiệt độ khoảng 0oC trong điều kiện không khí yên tĩnh => tuyết rơi.
+ Mưa đá: xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng về mùa hạ, các luồng không khí đối lưu từ mặt đất bốc lên rất mạnh.
2. Thuỷ quyển
Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước trong các biến, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.
*Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
Bao gồm vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: nước bốc hơi -> ngưng tụ thành mây -> gây mưa tại chỗ -> rồi bốc hơi,...
+ Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây -> mây được gió đưa vào sâu lục địa; ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết -> mưa nhiều và tuyết tan chảy theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển -> nước biển lại bốc hơi,...
3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông
Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm
- Các miền khí hậu:
+ Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
+ Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.
+ Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi).
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1: Sông Hồng ở miền nhiệt đới, mùa lũ (6-10) trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô, ít mưa.
+ Ví dụ 2: Sông Ô bi, I-ê-nít-xây, Lêna ở vùng ôn đới khi mùa xuân đến nhiệt độ tăng làm băng tuyết tan, mực nước sông dâng.
Địa thế, thực vật và hồ đầm
Địa thế
- Độ dốc lớn: nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.
- Vùng bằng phẳng: nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.
Thực vật
- Lớp phủ thực vật phát triển mạnh: điều hòa dòng chảy sông ngòi, giảm lũ lụt.
- Lớp phủ thực vật bị phá hủy: chế độ dòng chảy thất thường, tốc độ dòng chảy nhanh, dễ xảy ra lũ lụt.
Hồ, đầm
- Vai trò: điều hòa chế độ nước sông.
- Ví dụ: Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia điều tiết chế độ nước sông Mê Công.
*Một số sông lớn trên Trái Đất
Sông | Bắt nguồn – kết thúc | Chảy qua vùng | DT lưu vực (km 2 ) | Chiều dài (km) | Nguồn cung cấp nước |
Nin | Từ hồ Victoria, đổ ra Địa Trung Hải | xích đạo, cận xích đạo, cận nhiệt châu Phi | 2.881.000 | 6.685 | nước mưa, nước ngầm |
Amadon | Từ dãy Anđet đổ ra Đại Tây Dương | xích đạo, châu Mĩ | 7.170.000 | 6.437 | nước mưa, nước ngầm |
I-ê-nit-xây | dãy Xaian đổ ra biển ca ra thuộc Bắc Băng Dương | ôn đới lạnh châu Á | 2.580.000 | 4.102 | băng tuyết tan, mưa |
- Dải hội tụ nhiệt đới là gì?
- Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập, nêu dẫn chứng?
- Quần cư là gì?
- Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh
- Địa bàn sinh sống của cư dân ở Địa Trung Hải là?
- So sánh hiện tượng uốn nếp và đứt gãy
- Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?
Hai giai đoạn của vòng tuần hoàn nhỏ là được Khoahoc chia sẻ trên đây. Với phần hướng dẫn trả lời chi tiết trên đây hy vọng sẽ giúp các em nắm chắc nội dung của bài, đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giản sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Nguyên nhân sinh ra ngoại lực Ôn tập Địa 10
- Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu Ôn tập Địa 10
- Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là Ôn tập Địa 10
- Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất? Ôn tập Địa 10
- Hiện tượng xảy ra khi nhiệt độ giảm là? Ôn tập Địa 10
- Hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây? Ôn tập Địa 10
- Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Ôn tập Địa 10
- Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là? Ôn tập Địa 10
- Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi trái đất tự quay là? Ôn tập Địa 10
- Các tác động của nội lực đến bề mặt trái đất thông qua? Ôn tập Địa 10
- Vai trò của bản đồ trong học tập? Ôn tập Địa 10
- Gió Mậu Dịch có đặc điểm là Ôn tập Địa 10