Gió nào sau đây gây mưa lớn vào cuối mùa hạ cho vùng khí hậu Nam Bộ? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Gió nào sau đây gây mưa lớn vào cuối mùa hạ cho vùng khí hậu Nam Bộ? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài này ngoài gợi ý đáp án câu hỏi trắc nghiệm còn giúp các em nắm được gió là gì, một số loại gió chính, lợi ích và tác hại của gió. Dưới đây là nội dung chính của bài, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Gió nào sau đây gây mưa lớn vào cuối mùa hạ cho vùng khí hậu Nam Bộ?

A. Gió mùa Tây Nam

B. Tín phong bán cầu Bắc

C. Gió phơn Tây Nam

D. Gió mùa Đông Bắc

Trả lời:

Đáp án: A.

Gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho Nam Bộ nước ta vào giữa và cuối mùa hạ.

I. Gió là gì?

Gió trước hết là một hiện tượng thiên nhiên thường thấy trong cuộc sống hằng ngày và thường xuyên nhắc đến. Đây là các luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn trong không gian.

Gió nào sau đây gây mưa lớn vào cuối mùa hạ cho vùng khí hậu Nam Bộ?

II. Một số loại gió chính

1. Gió Tây ôn đới

- Phạm vi hoạt động: 300 - 600 ở mỗi bán cầu.

- Thời gian: Gần như quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.

- Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Mậu dịch

Khái niệm: Gió Mậu dịch, hay còn gọi là gió Tín phong, là loại gió thường xuyên thổi trong các miền cận xích đạo, từ các khu áp cao cận nhiệt đới về Xích đạo

Hướng gió: chủ yếu là hướng đông (hướng đông bắc – tây nam ở bán cầu Bắc và đông nam – tây bắc ở bán cầu Nam)

Thời gian hoạt động: quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè

Phạm vi hoạt động: 30 độ về phía xích đạo

Tính chất: thời tiết khô và ít mưa

3. Gió mùa

- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.

- Phạm vi hoạt động:

+ Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

+ Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì

4. Gió địa phương

Có nhiều loại gió thổi từ các vùng khác nhau. Gió khi đến Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của địa hình mà có những đặc điểm khác so với tính chất ban đầu, đó gọi là gió địa phương. Gió địa phương gồm gió biển (gió đất) và gió Phơn.

a. Gió biển, gió đất

Khái niệm: là loại gió mà được hình thành ở vùng đất ven biển, do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương tạo ra (chênh lệch nhiệt độ và khí áp)

Hướng gió: có thể thay đổi theo ngày và đêm. Ban ngày hướng gió từ biển vào đất liền, ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển

Tính chất:

Gió biển: vì thổi từ biển vào nên thường mang theo độ ẩm cao và mát tạo cảm giác dễ chịu

Gió đất: thường khô, hanh vì thổi từ đất liền ra.

b. Gió phơn

Khái niệm: là loại gió biến tính khi vượt qua các dãy núi hay vùng cao, chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí

Phạm vi hoạt động: thường ở các dãy núi đón gió

Tính chất: về bản chất, ban đầu gió phơn vẫn mang lượng ẩm. Khi đi qua các dãy núi thì bị chặn lại nên mang tính chất cực kì khô, nóng.

Ở Việt Nam, gió phơn hoạt động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ do gió gặp dãy Trường Sơn bị chặn lại, tạo nên hiện tượng thời tiết khác biệt giữa hai bên dãy núi. Sườn đón gió thường có mưa lớn, sườn khuất gió khô và rất nóng.

III. Lợi ích và tác hại của gió

Lợi ích của gió:

-Làm giảm giá điện

-Tạo công ăn việc làm

-Sự vận động của biển

-Một số loài chim cũng lợi dụng gió để lượn

-Một số loài cây cũng phát tán quả và hạt nhờ gió

-Gió thường có lợi cho con người: Nó có thể quay các cánh quạt của các cối xay gió giúp chúng ta xay gạo, đẩy thuyền buồm, thả diều, nó là một trong những nguồn năng lượng sạch....

Tác hại của gió: trong các cơn bão, gió có vận tốc cao dễ làm ngã đổ cây cối, cột đèn, làm tốc mái nhà ; gây thiệt hại nghiêm trọng đối với cơ ở vật chất;sức khỏe và tính mạng của con người ...

Gió nào sau đây gây mưa lớn vào cuối mùa hạ cho vùng khí hậu Nam Bộ? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài học này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, củng cố kiến thức môn Địa lí 10. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 48 lượt xem
Chủ đề liên quan