Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi ngắn gọn, đầy đủ hy vọng sẽ giúp ích cho các em nắm được bài tốt hơn, đồng thời các em tìm hiểu thêm cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội. Dưới đây là nội dung chi tiết.

Câu hỏi: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?

A. Những người đang làm việc trong các nhà máy.

B. Những người nông dân đang làm việc trên ruộng đồng.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Trả lời:

Đáp án đúng: C

Bộ phận dân số thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế: Học sinh, sinh viên.

Sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định gọi là cơ cấu dân số. Ví dụ: như cơ cấu tự nhiên (tuổi và giới tính), cơ cấu dân tộc và cơ cấu xã hội tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn…). Trong đó cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là quan trọng nhất bởi vì không những nó ảnh hưởng tới mức sinh, mức chết và di dân mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.

I. Cơ cấu sinh học

1. Cơ cấu dân số theo giới

- Khái niệm: Là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân (đơn vị: %).

- Công thức:

Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?

SRB = (Số bé trai sinh sống) / (Số bé gái sinh sống) x 100

Công thức trên cho ta thấy cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có bao nhiêu bé trai được sinh ra. Thông thường cứ 100 bé gái được sinh ra sẽ có tương ứng khoảng 102 đến 107 bé trai. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ, chẳng những sự phát triển của dân số tương lai bị ảnh hưởng nặng nề, mà nó còn gây nên những tiêu cực về mặt xã hội: bắt cóc, lừa đảo, buôn bán phụ nữ, mại dâm, nhập khẩu cô dâu….tăng cao khó kiểm soát. Mặt khác nó còn ảnh hưởng đến suy giảm chất lượng dân số. Do vậy người ta thường chú ý đến tính cân bằng giữa nam và nữ ở nhóm tuổi trẻ đặc biệt là với số trẻ mới sinh ra.

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực.

+ Nước phát triển nữ nhiều hơn nam và ngược lại.

- Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam.

- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia...

2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi

- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Đặc điểm: Thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.

Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế? (ảnh 2)

Cơ cấu tuổi là biến số quan trọng trong quá trình phát triển và để lập kế hoạch phát triển KTXH, trong quá trình kế hoạch hóa nguồn lao động. Nó cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá các quá trình dân số, tái sản xuất dân số, lập các kế hoạch và theo dõi tình hình thực hiện KHHGĐ…

Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế? (ảnh 3)

- Phân loại: Có ba nhóm tuổi trên thế giới:

+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.

+ Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).

+ Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.

- Tháp dân số: Tháp dân số (tháp tuổi – giới tính) là cách biểu thị cơ cấu tuổi và giới tính của dân số bằng hình học. Tháp dân số được phân chia thành 2 phần bằng một trục thẳng đứng ở giữa được gọi là trục tuổi dùng để biểu diễn độ tuổi hoặc nhóm tuổi của dân số. Trên trục này, độ tuổi có thể được chia chi tiết theo từng tuổi, hoặc các nhóm tuổi với khoảng cách đều nhau, thường là 5 hoặc 10 tuổi. Các thanh hình chữ nhật nằm ngang hai bên trục tuổi biểu thị cơ cấu dân số theo tuổi của nam và nữ, bên trái là nam, bên phải là nữ.

+ Phân loại: Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).

+ Đặc điểm: Thể hiện được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế? (ảnh 4)
Hình 23.1. Các kiểu tháp dân số cơ bản

II. Cơ cấu xã hội

1. Cơ cấu dân số theo lao động

a. Nguồn lao động

- Khái niệm: Là dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

- Phân loại:

+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế.

+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Các khu vực kinh tế:

+ Khu vực I: Nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng.

+ Khu vực III: Dịch vụ.

- Đặc điểm: Xu hướng tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I.

Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế? (ảnh 5)
Hình 23.2. Biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của Ấn Độ, Bra-xin và Anh, năm 2000 (%)

2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

Đây cũng là đặc trưng rất quan trọng của dân số. Theo cơ cấu này dân số từ 5 tuổi trở lên được xem xét theo các nội dung sau:

+ (1) tình hình nhập học

+ (2) quá trình học tập

+ (3) trình độ học vấn cao nhất, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất (đối với dân số từ 13 tuổi trở lên) đạt được

Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế? (ảnh 6)

- Đặc điểm:

+ Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

+ Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.

- Tiêu chí xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa:

+ Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.

+ Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên.

Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm được nội dung chính của bài đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 28 lượt xem
Chủ đề liên quan