Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải?được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài hôm nay gồm câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án để các em so sánh đánh giá, cùng với mở rộng kiến thức tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải, Phân loại các ngành giao thông vận tải, Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Trắc nghiệm: Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải?

A. Khí hậu.

B. Địa hình.

C. Khoáng sản.

D. Sinh vật.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Sinh vật

Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nó cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành. Trong mọi nền xã hội thì ngành giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng.

Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải?

I. Vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải

1. Vai trò

- Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường.

- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt thuận tiện.

- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất, dịch vụ và dân cư.

- Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở các vùng núi xa xôi.

- Củng cố tính thống nhất của nền KT, tăng cường sức mạnh quốc phòng.

- Giao lưu kinh tế với các nước.

2. Đặc điểm

- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.

- Chất lượng được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa...

- Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí :

+ Khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển)

+ Khối lượng luân chuyển (tính bằng người/km và tấn/km)

+ Cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km).

II. Phân loại các ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải hiện nay đã phát triển và phân hóa ra thành nhiều ngành khác nhau với các chức năng, loại hình phương tiện, cơ sở hạ tầng, chất lượng,… khác nhau.Tùy theo nhu cầu vận tải mà khách hàng có thể tự chọn cho mình những phương thức vận chuyển đa dạng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

a. Phân loại theo chức năng

- Dựa theo chức năng thì ngành giao thông vận tải được chia thành hai nhóm chính là vận chuyển hàng hóa và vận tải hành khách.

+ Ngành giao thông vận tải hành khách: Là loại hình chuyên chở con người từ nơi này đến nơi khác với tốc độ nhanh chóng và đảm bảo. Thông thường, các dịch vụ này cũng có bảo hiểm cho hành khách. Những loại hình vận tải hành khách thường thấy như xe ôm, taxi, xe bus, xe khách, máy bay thương mại, tàu du lịch, tàu thủy,…

+ Ngành giao thông vận chuyển hàng hóa: Là loại hình chuyên vận chuyển hàng hóa đến các khu vực khác nhau trên thế giới. Hàng hóa có thể là hàng rời nếu trong phạm vi vận chuyển ngắn và trung bình, còn trong những cự ly dài thì hàng thường được đóng trong container hoặc các thùng hàng lớn để đảm bảo an toàn cũng như tránh rơi hỏng trong quá trình vận chuyển.

Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải? (ảnh 2)
Phân loại theo chức năng thì ngành giao thông vận tải thì có vận tải hành khách và hàng hóa

b. Phân loại theo loại hình vận tải

- Ngành giao thông vận tải có rất nhiều loại hình vận tải khác nhau, nhưng dựa theo cơ sở hạ tầng, tính chất và tốc độ mà có thể chia thành các nhóm loại hình vận tải như sau:

+ Ngành giao thông vận tải đường bộ: Bao gồm các phương tiện vận tải đường bộ, có khả năng chuyên chở hàng hóa và con người trên đất liền như: xe máy, xe ba gác, ô tô, xe khách,… Đây là phương thức vận tải chất lượng nhất hiện nay trên đất liền với tốc độ di chuyển nhanh và chi phí vận chuyển trên khối lượng hàng vừa phải, không quá đắt đỏ.

+ Ngành giao thông vận tải đường hàng không: Là phương thức vận tải con người và hàng hóa bằng máy bay với tốc độ di chuyển nhanh, an toàn và thường được áp dụng trong cự ly di chuyển lớn và yêu cầu thời gian di chuyển nhanh chóng, gấp gáp. Tuy nhiên, chi phí vận tải của phương thức này khá đắt đỏ.

+ Ngành giao thông vận tải đường sắt: Đây là phương thức vận tải truyền thống và mang tính chuyên biệt vì cơ sở hạ tầng yêu cầu chuyên dụng và không thể sử dụng chung với bất cứ loại hình vận tải khác nào. Ngành vận tải đường sắt bao gồm tàu điện ngầm, tàu cao tốc, tàu hỏa,… với khả năng chuyên chở lớn, tốc độ di chuyển linh hoạt và chi phí rẻ. Hiện nay, các nước trên thế giới đang tập trung phát triển hệ thống tàu cao tốc và tàu điện ngầm để có thể giảm chi phí vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo tốc độ và thời gian.

+ Ngành giao thông vận tải đường biển: Phương tiện vận chuyển chính của vận tải đường biển là hệ thống tàu thủy, du thuyền, tàu du lịch,… di chuyển trên biển. Ưu điểm của ngành này là vận chuyển được khối lượng hàng hóa, con người lớn nhất với chi phí rẻ nhất, nhưng thời gian vận chuyển khá lâu vì tốc độ di chuyển trên biển bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan.

+ Ngành giao thông vận tải đường sông: Đây là phương thức vận tải nội địa tương tự với vận tải đường biển, nhưng phạm vi di chuyển là trên sông. Những phương tiện vận tải thường thấy gồm có tàu nhỏ, thuyền, các tàu du lịch,…

+ Ngành giao thông vận tải đa phương thức: Đây là phương thức vận chuyển kết hợp giữa nhiều hình thức vận tải khác nhau, đảm bảo hàng hóa và con người có thể di chuyển đến nơi yêu cầu trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo tiết kiệm chi phí tối ưu.

III. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.

+ Ví dụ: Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng; vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.

- Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.

+ Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất, làm đường vòng, đường hầm...

- Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.

+ Ví dụ: Nếu trời sương mù dày đặc sẽ ảnh hưởng đến lịch trình bay, nếu nghiêm trọng máy bay sẽ bị hoãn.

- Sông ngòi ảnh hưởng vận tải đường sông, chi phí cầu đường. Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông (chính vì thế ở nước ta vân tải đường sông có khối lượng vận chuyển hàng hóa đứng thứ hai sau đường bộ).

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà... và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ. Điều này rất rõ đối với các tuyến đường chạy theo hướng Bắc - Năm (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất)

- Khoáng sản ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

+ Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.

+ Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.

+ Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.

- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

- Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.

Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải? (ảnh 3)

Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với bài học hôm nay sẽ mang đến cho các em nhiều kiến thức bổ ích, củng cố kiến thức môn Địa lí 10. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Ngữ văn, Toán, Sinh học, Hóa học....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 77 lượt xem
Chủ đề liên quan