Vì sao đối với các nước đông dân sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến lược hàng đầu? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Vì sao đối với các nước đông dân sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến lược hàng đầu? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong bài đồng thời các em tìm hiểu thêm nông nghiệp là gì, phân loại nông nghiệp, đặc điểm của ngành nông nghiệp, vai trò của ngành nông nghiệp. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Vì sao đối với các nước đông dân sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến lược hàng đầu?

Trả lời:

Đối với các nước đông dân thì sản xuất nông nghiệp có vai trò chiển lược hàng đầu vì:

- Ở những nước này rất đông dân, việc quan trọng hàng đầu là giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm rất cao, mà đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia nên cần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Ở các nước đang phát triển, hoạt động nông nghiệp liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số dân cư, gắn liền với phần lớn lãnh thổ quốc gia.

- Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp là ngành cần nhiều lao động, công chăm sóc do đó khi mà đông dân sẽ cung cấp được lực lượng lao động dồi dào cho nông nghiệp.

- Sản xuất nông nghiệp còn là ngành kinh tế quan trọng, là thế mạnh truyền thống của các nước đang phát triển, phát triển nông nghiệp sẽ tạo cơ sở và nguồn vốn ban đầu để thúc đẩy các nước tiến lên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1. Nông nghiệp là gì?

- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.

- Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển.

2. Phân loại nông nghiệp

Nông nghiệp được chia thành hai loại:

+ Nông nghiệp thuần nông: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai.

+ Nông nghiệp chuyên sâu.

3. Đặc điểm của ngành nông nghiệp

a) Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế

- Cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí, tiết kiệm.

b) Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi

- Cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học.

c) Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ

- Cần phải xây dựng cơ cấu hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dich vụ, làng nghề… tận dụng thời gian nhàn rỗi.

d) Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

- Vì đối tượng là cây trồng, vật nuôi.

e) Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa

- Các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp được hình thành và phát triển, đẩy mạnh chế biến nông sản để tăng giá trị thương phẩm.

4. Vai trò của ngành nông nghiệp

- Là một ngành sản xuất vật chất không thể thay thế được:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm.

+ Nguyên liệu cho công nghiệp.

+ Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

- Hiện nay 40% số lao động thế giới tham gia hoạt động nông nghiệp, chiếm 4% GDP toàn cầu.

- Ở các nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu vì:

+ Liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số dân cư.

+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân.

+ Đặc biệt có vai trò quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

Vì sao đối với các nước đông dân sản xuất nông nghiệp có vai trò chiến lược hàng đầu? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm được nội dung của bài, củng cố kiến thức môn Địa lí 10, từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Ngữ văn, Toán, Sinh học, Hóa học....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 34 lượt xem
Chủ đề liên quan