Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào Ôn tập Địa 10
Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Ngoài việc hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài đồng thời để các em tìm hiểu thêm tìm hiểu chung về khí hậu cận lục địa và một số khái niệm liên quan. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé
Khí hậu cận cực lục địa - Địa 10
Câu hỏi: Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào?
A. Thảm thực vật đài nguyên. Đất đài nguyên.
B. Rừng lá kim. Đất pôtdôn.
C. Thảo nguyên. Đất đen.
D. Hoang mạc và bán hoang mạc. Đất xám.
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Thảm thực vật đài nguyên. Đất đài nguyên
1. Tìm hiểu chung về khí hậu cận cực lục địa
- Khí hậu cận cực lục địa nằm trong không khí đới lạnh thuộc khí hậu cận Bắc Cực (còn được gọi là khí hậu cận cực, khí hậu cận alpine hoặc khí hậu phương bắc) là khí hậu đặc trưng bởi mùa đông kéo dài, thường rất lạnh và mùa hè ngắn ngủi, mát mẻ ôn hòa. Kiểu khí hậu cận cực thường được tìm thấy trên các vùng đất lục địa rộng lớn thuộc vùng ôn đới và hàn đới, cách xa các tác động vừa phải của đại dương, thường nằm ở vĩ độ từ 50° đến 70° B của vùng khí hậu lục địa ẩm ướt.
- Kiểu khí hậu này có sự dao động nhiệt độ theo mùa cực đoan nhất hành tinh: vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống dưới −50°C (−58°F) và vào mùa hè, nhiệt độ có thể vượt quá 30°C (86°F). Tuy nhiên, mùa hè khá ngắn; thường không quá ba tháng trong năm (nhưng ít nhất một tháng) có nhiệt độ trung bình 24 giờ ít nhất là 10°C (50°F) để rơi vào loại khí hậu này và tháng lạnh nhất trung bình dưới 0°C (32°F) (hoặc −3°C (27°F)). Nhiệt độ thấp kỷ lục có thể đạt tới −70°C (−94°F).
- Trong 5-7 tháng liên tiếp, nhiệt độ trung bình luôn dưới mức đóng băng, tất cả độ ẩm trong đất và lòng đất đóng băng dày đến độ sâu nhiều ft. Hơi ấm mùa hè không đủ để làm tan hơn một vài ft bề mặt lòng đất, do đó tầng đất đóng băng vĩnh cửu chiếm ưu thế ở hầu hết các khu vực không gần ranh giới phía nam của vùng khí hậu này. Sự tan băng theo mùa xâm nhập từ 2 đến 14 ft (0,61 đến 4,27 m), tùy thuộc vào vĩ độ và loại mặt đất. Một số khu vực phía bắc có khí hậu cận cực nằm gần các đại dương (phía nam Alaska, rìa phía bắc của châu Âu, bán đảo Sakhalin và bán đảo Kamchatka), có mùa đông ôn hòa hơn và không có băng vĩnh cửu, và phù hợp hơn cho canh tác trừ khi lượng mưa quá lớn. Mùa không có sương giá rất ngắn, thay đổi nhiều nhất từ khoảng 45 đến 100 ngày và tình trạng đóng băng có thể xảy ra trong bất kỳ tháng nào ở nhiều khu vực.
2. Một số khái niệm liên quan
- Khái niệm thảm thực vật: Toàn bộ các loài thực vật khác nhau cùng sinh sống trên cùng một vùng rộng lớn gọi là thảm thực vật.
- Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc khí hậu (nhiệt, ẩm...) ⟶ nhiệt, ẩm thay đổi theo vĩ độ và độ cao ⟶ các thảm thực vật cũng thay đổi theo vĩ độ và độ cao địa hình.
- Đất chịu tác động của khí hậu và sinh vật, nên cũng thể hiện rõ các quy luật phân bố này.
- Đồng thời, do sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ nên khí hậu cận cực lục địa thuộc đới lạnh nên sẽ có kiểu phân chia như sau: Kiểu thảm thực vật: Đài nguyên (rêu, địa y) ⟶ Nhóm đất chính: Đài nguyên. Cũng vì khí hậu thuộc đới lạnh(nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực) nên:
- Khí hậu lạnh lẽo, mùa đông rất dài. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
- Mưa ít (lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm.
- Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.
3. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường
- Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...
- Các loài động vật thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ:
+ Lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,...);
+ Lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc,...);
+ Bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...);
+ Ngủ đông, di trú,...
Cũng vì những đặc điểm trên nên thảm thực vật và nhóm đất chính là thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên, bởi chúng phù hợp với những điều kiện khí hậu khắc nghiệt và môi trường sống tại đó.
- Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là?
- So sánh frông nóng và frông lạnh
- Quy luật địa đới?
- Căn cứ vào nguồn gốc nguồn lực được phân loại thành các nhóm?
- Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?
- Chất lượng của sản phẩm dịch vụ giao thông vận tải được đo bằng
- Câu hỏi: Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có
Khí hậu cận cực lục địa có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần trả lời câu hỏi chi tiết trên đây sẽ giúp các em nắm được nội dung của bài, qua đó củng cố kiến thức môn Địa lớp 10. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Thương nghiệp là gì? Ôn tập Địa 10
- Bài tập tính múi giờ Ôn tập Địa 10
- Gió nào sau đây gây mưa lớn vào cuối mùa hạ cho vùng khí hậu Nam Bộ? Ôn tập Địa 10
- Để phù hợp với thời gian nơi đến khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày cần? Ôn tập Địa 10
- Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến phân bố dân cư là? Ôn tập Địa 10
- Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là Ôn tập Địa 10
- Khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của gió Lào Ôn tập Địa 10
- So sánh vương quốc Lào và Campuchia? Ôn tập Địa 10
- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì? Ôn tập Địa 10
- Tại sao bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều? Ôn tập Địa 10
- Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6? Ôn tập Địa 10
- Tính góc nhập xạ Vào ngày 22 - 12? Ôn tập Địa 10