Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là? Ôn tập Địa 10
Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, đầy đủ hy vọng sẽ giúp các em nắm bài tốt hơn, đồng thời các em tìm hiểu thêm Lực Côriôlit là gì, Tác động của lực Côriôlit. Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé
Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là? - Địa 10
Câu hỏi: Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là gì?
A. Trái Đất có hình khối cầu.
B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
D.Trục Trái Đất nghiêng 23027’
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.
Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông
Do Trái Đất tự quay trục, mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất đều chịu tác động của lực gây ra chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay theo hướng từ Tây sang Đông của Trái Đất. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôlit.
1. Lực Côriôlit là gì?
Hiệu ứng Côriôlit là hiệu ứng xảy ra trong các hệ quy chiếu quay so với các hệ quy chiếu quán tính, được đặt theo tên của Gaspard-Gustave de Coriolis-nhà toán học, vật lý học người Pháp đã mô tả nó năm 1835 thông qua lý thuyết thủy triều của Pierre-Simon Laplace. Nó được thể hiện qua hiện tượng lệch quỹ đạo của những vật chuyển động trong hệ qui chiếu này. Sự lệch quỹ đạo do một loại lực quán tính gây ra, gọi là lực Côriôlit.
Hiệu ứng Coriolislà một hiệu ứng "biểu kiến", một ảo ảnh đượᴄ tạo ra bởi một hệ quу ᴄhiếu quaу. Loại táᴄ dụng nàу ᴄòn đượᴄ gọi là lựᴄ hư ᴄấu hoặᴄ lựᴄ quán tính. Hiệu ứng Corioliѕ хảу ra khi một ᴠật thể ᴄhuуển động dọᴄ theo đường thẳng đượᴄ nhìn từ hệ quу ᴄhiếu không ᴄố định. Thông thường, hệ quу ᴄhiếu ᴄhuуển động nàу là Trái đất, quaу ᴠới tốᴄ độ ᴄố định. Khi bạn quan ѕát một ᴠật thể trong không khí đang đi theo một đường thẳng, ᴠật thể đó ѕẽ mất phương hướng do ᴄhuуển động quaу ᴄủa Trái đất. Đối tượng không thựᴄ ѕự di ᴄhuуển khỏi đường đi ᴄủa nó. Nó dường như đang làm như ᴠậу bởi ᴠì Trái đất đang quaу bên dưới nó.
Ví dụ: Trên Bắc bán cầu gió thổi có xu hướng vòng phải, còn ở Nam bán cầu thì vòng trái; ở Bắc bán cầu các dòng sông có bờ phải bị xói mòn nhiều hơn (tương ứng, ở bán cầu Nam – bờ trái); Ở Bắc bán cầu, các xoáy nước và xoáy của gió cuồng phong, lốc xoáy hầu như đều xoay theo chiều kim đồng hồ (ở Nam bán cầu thì ngược lại).
2. Tác động của lực Côriôlit
a) Tác động của lực Côriôlit đến các dòng biển
* Lực Côriôlit có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua gió) đến hướng chảy của các dòng biển.
– Những dòng biển chảy từ Xích đạo về hướng bắc (Gơn-xtrim, Bắc Đại Tây Dương, Cư-rô-xi-vô, Bắc Thái Bình Dương) đều bị lệch sang phía đông và chảy theo hướng tây nam – đông bắc.
– Những dòng biển chảy từ Xích đạo về phía nam (dương lưu tín phong Nam Đại Tây Dương chảy ven bờ đông Braxin, Ma-đa-ga-xca, Đông Úc…) càng chảy về nam càng lệch về phía đông, tới vĩ tuyến 400 – 500 nam thì lệch hẳn về phía đông.
– Các dòng chảy từ phía đông về phía tây dọc Xích đạo, các nhánh bị lệch về phải chảy lên phía bắc. Phần dưới Xích đạo, lệch về trái rẽ xuống phía nam.
* Lực quán tính Côriôlit tác động trực tiếp tới dòng chảy của sông. Trong mỗi sông ở Bắc bán cầu, áp lực của dòng chảy lên bờ phải của sông mạnh hơn so với bờ trái, còn ở Nam bán cầu, bờ trái của sông chịu áp lực của nước sông mạnh hơn.
b) Tác động của lực Côriôlit đến hoàn lưu khí quyển
– Không khí bị mặt đất đốt nóng ở Xích đạo nở ra và bay cao lên, đến một độ cao nào đó bị lạnh đi. Do phía dưới vẫn có các dòng khí đi lên, nên khí lạnh này không hạ xuống được mà phải đi về phía hai cực và bị lệch về phía đông do tác dụng của lực Côriôlit. Tới các vĩ độ 300 – 350, độ lệch đã lên tới 900 so với kinh tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, không khí đã lạnh hẳn, hạ xuống rất mạnh, tạo ra các vùng áp cao bên dưới, làm thành đai áp cao cận nhiệt đới. Sự xuất hiện của đai áp cao này làm phát sinh đai hoang mạc cận nhiệt trên các đại lục và vùng lặng gió trên các đại dương (gọi là vùng vĩ độ ngựa).
– Do sự chênh lệch về khí áp, có gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt về phía xích đạo và hai cực.
+ Những luồng gió thổi về phía xích đạo theo kinh tuyến dưới tác động của lực Côriôlit sẽ thổi theo hướng đông bắc – tây nam ở bán cầu Bắc và đông nam – tây bắc ở bán cầu Nam. Gió này gọi là gió Tín phong.
+ Những luồng gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt về phía cực bị lực Côriôlit làm lệch về phía đông, lên tới các vĩ độ 450 – 500 hầu như thổi theo hướng tây – đông, tạo thành đai gió Tây.
– Những luồng gió thổi từ khu áp cao ở cực về phía xích đạo cũng chịu tác động của lực Côriôlit, tới các vĩ độ dưới 650 đã có phương song song với vĩ tuyến và hướng từ đông sang tây, được gọi là gió Đông.
– Vùng ôn đới nằm giữa đai gió Đông và đai gió Tây là vòng đai lặng gió. Tại đây, gió thổi đến từ hai phía bắc và nam ngược nhau đã tạo ra nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới.
- Tính góc nhập xạ Vào ngày 22 - 12?
- Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6?
- Tại sao bờ đông của các đại dương ở vùng chí tuyến lại có mưa nhiều?
- Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì?
- So sánh vương quốc Lào và Campuchia?
- Khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của gió Lào
- So sánh frông nóng và frông lạnh
Nguyên nhân sinh ra lực Côriôlit là? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần trả lời chi tiết trên đây sẽ giúp ích cho các em củng cố kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10
Xem thêm bài viết khác
- Yếu tố nào sau đây hiện nay giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh của một nước? Ôn tập Địa 10
- Đặc điểm của gió tây ôn đới là? Ôn tập Địa 10
- Vai trò nào dưới đây không thuộc về cây công nghiệp? Ôn tập Địa 10
- Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào? Ôn tập Địa 10
- Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả Ôn tập Địa 10
- Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6? Ôn tập Địa 10
- Tính góc nhập xạ Vào ngày 22 - 12? Ôn tập Địa 10
- Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc vào ngày 22 - 6 là Ôn tập Địa 10
- Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng mặt trời có thể chiếu vuông góc Ôn tập Địa 10
- Đặc tính nổi bật của gió mùa ở khu vực Nam Á và Đông Nam Ôn tập Địa 10
- Dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn vì? Ôn tập Địa 10