Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào? Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài ngắn gọn, đồng thời chia sẻ thêm các em về sinh quyển là gì, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Câu hỏi: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào?

A. Đất phù sa ngọt.

B. Đất feralit đồi núi

C. Đất chua phen

D. Đất ngập mặn

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Đất ngập mặn

Giải thích: Sú, vẹt bần, đước là các loại cây ngập mặn điển hình. ⇒ Chúng chỉ phát triển và phân bố trên loại đất ngập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, một số vùng ven biển các tỉnh phía Bắc Nam Định, Ninh Bình…

I. Sinh quyển là gì?

- Khái niệm: Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.

- Phạm vi của sinh quyển:

+ Phía trên: tiếp xúc với tầng ô zôn.

+ Phía dưới: đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.

=> Sinh quyển bao gồm toàn bộ tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.

Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào?
Khu dự trữ sinh quyển vịnh Hạ Long

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

- Nhiệt độ:

+ Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

+ Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.

- Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.

- Ánh sáng:

+ Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.

+ Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

2. Đất

- Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.

- Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất feralit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác...

3. Địa hình

- Độ cao: Càng lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.

- Hướng sườn: Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau.

Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào? (ảnh 2)

4. Sinh vật

- Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật.

- Mối quan hệ: Nơi nào thực vật phong phú thì động vật phong phú và ngược lại.

5. Con người

- Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).

- Ví dụ:

+ Tích cực: Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.

+ Tiêu cực: Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp.

III. Trắc nghiệm

Câu 1: Giới hạn phía trên của sinh quyển là

A. Nơi tiếp giáp lớp ôzôn của khí quyển (22km)

B. Đỉnh của tần đối lưu (ở xích đạo là 16 km, ở cực khoảng 8 km)

C. Đỉnh của tầng bình lưu (50 km)

D. Đỉnh của tầng giữa (80 km)

Câu 2: Trong những nhân tố tự nhiên, nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố của sinh vật là

A. Khí hậu

B. Đất

C. Địa hình

D. Bản thân sinh vật.

Câu 3: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cà phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố

A. Gió, nhiệt độ, nước, ánh sang

B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.

D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nước, ánh sáng.

Câu 4: Vì sao rừng nhiệt đới có cây lá rộng, thân gỗ thường xanh quanh năm?

A. Có lượng nhiệt, ẩm lớn.

B. Có lượng ánh sáng, nhiệt lớn.

C. Có lượng ẩm và ánh sáng nhiều.

D. Có nhiệt, ẩm, ánh sáng nhiều.

Câu 5: Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do

A. Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật

B. Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật.

C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.

D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ.

Câu 6: Trong các kiểu (hoặc đới) khí hậu dưới đây, kiểu (hoặc đới) nào có điều kiện khí hậu thuận lợi nhất cho cây cối sinh trưởng và phát triển?

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa

B. Khí hậu xích đạo

C. Khí hậu cận nhiệt gió mùa

D. Khí hậu ôn đới lục địa.

Câu 7: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc

A. Mở rộng thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt trái đất.

B. Di chuyển giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này tới nơi khác.

C. Làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật.

D. Tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.

Câu 8: Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật trên thế giới nên thực vật

A. ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật.

B. cản trở sự phát triển của các loài động vật.

C. làm thay đổi môi trường sống của động vật.

D. là nơi cư trú của một số loài động vật yếu thế.

Câu 9: Các vành đai thực vật ở núi An – pơ, lần lượt từ thấp lên cao là :

A. Cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao, rừng hỗn hợp, rừng lá kim.

B. Rừng lá kim, rừng hỗn hợp, đồng cỏ núi cao, cỏ và cây bụi.

C. Rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi, đồng cỏ núi cao.

D. Cỏ và cây bụi, rừng hỗn hợp, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao.

Câu 10: Cây xanh tươi tốt quanh năm, tạo thành nhiều tầng từ mặt đất lên đến 40 - 50m (cành vượt tán). Có rất nhiều loài chim thú sống ở đây. Trong rừng có các loài cây dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi,.... là đặc điểm sinh thái ở kiểu khí hậu nào dưới đây?

A. Khí hậu cận xích đạo.

B. Khí hậu ôn đới hải dương.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm.

D. Khí hậu xích đạo ẩm.

Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước, bần chỉ phát triển và phân bố trên loại đất nào? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng bài này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 48 lượt xem
Chủ đề liên quan