Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh Ôn tập Địa 10

  • 1 Đánh giá

Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong bài, đồng thời tìm hiểu thêm phong hóa là gì..Dưới đây là nội dung chi tiết của bài, các em tham khảo nhé.

Câu hỏi: Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh?

Trả lời:

Phong hóa lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh vì:

- Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ giảm xuống. Vì thế, ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) do có biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn, nên quá phong hóa lí học lại xảy ra mạnh.

- Ở miền có khí hậu lạnh, khi nhiệt độ hạ thấp tới 0 độ C, nước trong các khe nứt của đá hóa băng, đồng thời thể tích của nước cũng tăng lên, do đó tác động lên thành khe nứt và làm cho nó bị dãn thêm. Nếu hiện hóa băng – băng tan xảy ra nhiều lần sẽ làm cho đá bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn.

Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh?

1. Phong hóa là gì?

Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ô xi, khí cacsbonic, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.

Có 3 loại phong hóa là: Phong hóa sinh học, phong hóa lí học và phong hóa hóa học.

Mỗi loại phong hóa lại có những đặc điểm, tính chất riêng. Thể hiện trong bảng sau:

Tiêu chí

Phong hóa lí học

Phong hóa hóa học

Phong hóa sinh học

Kết quả

Làm đá bị vỡ vụn mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng

Làm đá bị biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

Làm đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới, vừa bị phá hủy về mặt hóa học.

Nguyên nhân

· Sự thay đổi nhiệt độ, oxi, cacbonic,...

· Sự đóng băng của nước

· Tác động của con người (vi dụ: hoạt động sản xuất,...)

Tác động của: Chất khí, nước, chất khoáng và chất hòa tan trong nước

· Sự lớn lên của rễ cây

· Sự bài tiết các chất

2. Ví dụ về phong hóa

a, Ví dụ về phong hóa lí học

Phong hóa lí học là sự phá hủy đá thành các kích thước khác nhau mà không gây nên sự biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hóa học của chúng.

Ví dụ về phong hóa lí học:

A lấy búa gõ vào viên đá ban đầu khiến nó bị vỡ ra thành nhiều mảnh khác nhau.

b, Ví dụ về phong hóa hóa học

Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy trong đó làm thay đổi thành phần hóa học, tính chất hóa học của đá, khoáng vật.

Ví dụ về phong hóa hóa học: Địa hình Các-xtơ. Đây là những núi đá vôi bị nước chảy làm xói mòn tuy nhiên đây không phải là phong hóa lí học vì sự biến đổi này là do khí CO2 hòa tan với nước, cộng với các idon dương của Hydro tạo thành Axit Cacbonic gây ăn mòn đá

c, Ví dụ về phong hóa sinh học

Phong hóa sinh học là sự phá hủy đá, khoáng vật do tác động của các sinh vật: Rễ cây, vi khuẩn,...

Ví dụ về phong hóa sinh học: Cây mọc ở vách đá, rễ cây phát triển làm vỡ một số mảnh đá.

Đây là sự phong hóa sinh học vì tảng đá bị phá hủy do sự tác động của sinh vật: Rễ cây.

Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất?

Quá trình phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất vì:

Vì bề mặt trái đất là nơi tiếp xúc với bầu khí quyển, thủy quyển và sinh quyển, nơi diễn ra các hiện tượng thời tiết khí hậu (mây, mưa, gió, nắng…), có các dòng chảy sông ngòi, sóng biển...và là nơi sinh sống của sinh vật.

Đây là những tác nhân tác động trực tiếp đến quá trình phá hủy và biến đổi các loại đá, khoáng vật (quá trình phong hóa).

=> Những nhân tố tác động này sẽ mạnh nhất ở bề mặt trái đất

Chính vì vậy mà quá trình phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất.

Phong hóa hóa học diễn ra mạnh trong vùng khí hậu nào?

Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu nóng, ẩm. Vì: Những tác nhân chủ yếu của phong hoá hoá học là nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học. Nước có tác động hoà tan nhiều loại đá và khoáng vật, nhiệt độ của nước càng cao thì sức hoà tan của nước càng mạnh. Vì vậy, phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

Vì sao phong hóa lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với phần trả lời câu hỏi này giúp các em củng cố kiến thức, qua đó học tốt môn Địa lí 10. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu với nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 158 lượt xem
Chủ đề liên quan