Soạn văn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Văn học dân gian là một kho tàng văn học quý báu và là tài sản vô giá của thế hệ cha ông để lại cho dân tộc. Nội dung của bài học sẽ nêu lên những đặc điểm, thể loại, giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. KhoaHoc xin tóm tắt những nội dung cơ bản của bài học và phần hướng dẫn soạn văn ngắn gọn, chi tiết, dễ hiểu. Xin mời các bạn cùng tham khảo
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Khái niệm
- Là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
1. Tính truyền miệng
- Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
- Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
- Ảnh hưởng:
- Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.
- Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.
2. Tính tập thể
- Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng - tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
- Trong khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .
==> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
Ngoài ra, văn học dân gian còn có tính thực hành, là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
III. Hệ thống thể loại của văn hóa dân gian
- Văn học dân gian là một hệ thống thể loại phong phú, bao gồm nhiều thể loại như: truyện ngắn, ca dao, hò, vè, câu đối, chèo, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ.
IV. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)
- Văn học dân gian có giá trị giáo dục đạo làm người
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 19 – SGK) Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
Câu 2 (Trang 19 – SGK) Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào?Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ theo từng thể loại.
Câu 3 (Trang 19 - SGK) Tóm tắt các giá trị của văn học dân gian.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Khái quát văn học dân gian Việt Nam ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1
=> Trắc nghiệm ngữ văn 10: bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Xem thêm bài viết khác
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo
- Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản hành chính. Anh/chị hãy viết một lá đơn đáp ứng những yêu cầu của văn bản hành chính
- Soạn văn bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Chỉ ra điểm khác nhau giữa câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán (qua phần dịch nghĩa) với câu thơ dịch. Có gì đáng lưu ý về không gian, thời gian trong đó con người xuất hiện? Con người ở đây mang tư thế, dáng vóc như thế nào?
- Dựa vào kiến thức được trình bày trong mục II, lập bảng tổng kết về tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại theo mẫu
- Nội dung chính bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện qua đoạn trích của Phạm Văn Đồng, Gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
- Soạn văn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Nội dung chính bài Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Trình bày bản kế hoạch cá nhân muốn tham gia khóa đào tạo tin học
- Nội dung chính bài Soạn văn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Tìm sự tương đồng giữa đoạn thơ sau đây của “Truyện Kiều” và chỉ ra điểm tương đồng với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”.