Nội dung chính bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Khái quát văn học dân gian Việt Nam ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1
Bài làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Văn học dân gian và kết quả của quá trình sáng tác tập thể, tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng. Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian được tập thể không ngừng hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, cần được trân trọng và phát huy.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Khái niệm
- Là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau của đời sống cộng đồng.
II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
1. Văn học dân gian là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ từ truyền miệng (Tính truyền miệng)
- Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng tạo lên nội dung, ý nghĩa, thế giới nghệt thuật của tác phẩm văn học dân gian, phản ánh sinh động hiện thực thế giới.
- Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau). Quá trinh truyền miệng không kết thúc cả khi nghệ thuật dân gian đượ ghi chép lại.
- Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian, nghĩa là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
- Điều đó Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.
- Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.
Ví dụ: Diễn trò trong các lễ hội dân gian, diễn tích truyện trên sân khấu dân gian...
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (Tính tập thể)
- Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Lúc đầu cá nhân khởi xướng tác phẩm hình thành và được tập thể chấp nhận - tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
- Trong khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu hò hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe để vơi đi nỗi mệt mỏi trong ngày dài lao động. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử.
=> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Ngoài ra, văn học dân gian còn có tính thực hành, là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Ví dụ: Cổ tích Tấm Cám, Sọ Dừa, Thánh Gióng...
III. Hệ thống thể loại của văn hóa dân gian
- Văn học dân gian là một hệ thống thể loại phong phú, mỗi thể loại đều phản ánh cuộc sông theo nội dung và cách thức riêng
- Văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại như: truyện ngắn, ca dao, hò, vè, câu đối, chèo, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ.
Ví dụ 1: Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi.
Ví dụ 2: Cổ tích: Tấm cám, Sọ Dừa.
Ví dụ 3: Thần thoại: Lạc Long Quân và Âu Cơ.
IV. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc (giá trị nhận thức)
Tri thức trong văn học dân gian phần lớn đều là kinh nghiệm nhân đân đúc kết từ thực tiễn. Tri thức dân gian trình bày quan điểm, nghệ thuật, ý thức cá nhân.
- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo làm người
Văn học góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê thương đất nước, tinh thần đoàn kết và cống hiến.
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
Văn học dân gian đươc chắt lọc, mài dũa qua không gian và thời gian, khi đến với chúng ta nó trở thành viên ngọc sáng.
Ví dụ: Những truyện dân gian làm cho "từ đứa trẻ đầu xanh đến người già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu" (tựa sách Lĩnh nam Chích quái).
Xem thêm bài viết khác
- Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới
- Soạn văn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh dưới đây
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo
- Nội dung chính bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và trả lời câu hỏi
- Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam
- Nội dung chính bài Nhưng nó phải bằng hai mày
- Anh/chị đánh giá như nào về nhân vật Ngô và Cải?
- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)
- Nếu phải thuyết minh một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao
- Soạn văn bài: Tỏ lòng