Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
Văn 11 bài viết số 5 - Đề 2: Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao? Sau đây, KhoaHoc gửi đến bạn đọc những bài văn mẫu hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung bài gồm:
- Dàn ý chung
- Bài mẫu 1: Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
- Bài mẫu 2: Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
- Bài mẫu 3: Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
Dàn ý chung
I. Mở bài:
- Giới thiệu hình tượng những con người đau khổ trong văn học
- Chí phèo là hiện thân đầy đủ nhất cho nỗi cùng cực, bất hạnh của kiếp người.
II. Thân bài:
1. Chí Phèo bản chất là người nông dân lương thiện.
- Bản tính lương thiện của Chí Phèo:
- Là con người lương thiện, làm ăn chân chính…
- Tường ước mơ giản dị về cuộc sống gia đình…
- Có lòng tự trọng, có ý thức về nhân phẩm…
- Khi gặp Thị Nở, sự lương thiện một lần nữa quay lại:
- Nhận biết được âm thanh của cuộc sống: chim hót, tiếng cười nói…
- Muốn được hòa nhập với xã hội…
2. Chí Phèo là một người cô độc
- Cô độc ngay từ khi sinh ra: không cha, không mẹ, không nhà cửa…
- Từ ngay xuất hiện đã khiến người đọc cảm thấy khó chịu.
- Khi ốm cũng bị cô độc khi không có ai bên cạnh, anh ta sợ cô độc.
3. Chí Phèo là một người nông dân phải chịu số phận với nhiều bi kịch.
- Bi kịch bị tha hóa: Bị đẩy vào tù rồi sau khi ra tù…
- Bi lịch bị cự tuyệt quyền làm người…
III. Kết bài:
- Nét tiêu biểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo.
- Khẳng định hình tượng nhân vật và tác phẩm cùng tên luôn sống mãi trong lòng độc giả.
Bài mẫu 1: Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
Bài làm
Nhà văn Nam Cao là một nhà văn tên tuổi có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Việc xây dựng nhân vật vô cùng đặc sắc điển hình tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của Nam Cao đó chính là nhân vật Chí Phèo.
Với tác phẩm "Chí Phèo" tác giả Nam Cao xứng đáng với tên tuổi nổi bật của mình trong nền văn học nước nhà. Bởi nói tới nỗi khổ của người nông dân thì nhiều nhà văn đã thành công với nhiều tác phẩm nổi tiếng như tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.
Chí Phèo là một thanh niên bản tính hiền lành, lương thiện, nhưng chính xã hội phong kiến, tầng lớp bóc lột của xã hội cũ đã chà đạp, xô đẩy cuộc đời Chí Phèo tới chân tường, không lối thoát, đánh mất giá trị con người mình, mất đi tính lương thiện vốn có của người nông dân hiền lành chất phác.
Nhân vật Chí Phèo khổ từ khi mới sinh ra, bởi anh là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong chiếc lò gạch cũ. Rồi may mắn được bác phó cối nhặt về nuôi dưỡng thương yêu như con của mình. Nhưng chỉ được vài năm thì bác phó cối chết đi, Chí Phèo lang thang đi ở đợ cho hết nhà này tới nhà khác kiếm miếng ăn.
Năm mười mấy tuổi Chí Phèo đi làm canh điền cho gia đình giàu có quyền lực nhất làng Vũ Đại chính là nhà Bá Kiến. Chí Phèo được tiếng là hiền lành chăm chỉ như cục đất suốt ngày chỉ biết làm việc mà thôi. Dù không được học hành nhiều nhưng Chí Phèo hiểu thế nào là đúng sai, phải trái. Trong nhà Bá Kiến có bà Ba thường xuyên bắt Chí Phèo lên hầu hạ bóp chân, đấm lưng, bà ba còn trẻ nên có nhiều mong muốn trong vấn đề tình cảm, nhưng lão Bá Kiến thì già rồi nên không thể chiều bà thường xuyên được. Bà ba vợ lão Bá Kiến để mắt tới Chí Phèo, Chí Phèo biết và lão Bá Kiến biết.
Những lúc như vậy, Chí Phèo cảm thấy nhục chứ chẳng vui vẻ gì. Lão Bá Kiến thì sinh ghen tuông vô cớ với Chí Phèo rồi lão âm mưu vu vạ, cho Chí Phèo tội ăn cắp đẩy anh vào tù chừng bảy, tám năm gì đó tưởng đâu Chí Phèo đã chết mất mạng trong tù rồi chẳng ai còn nhớ tới anh nữa.
Chính những thời gian bị ngồi tù oan đã biến Chí Phèo từ con người hiền lành lương thiện trở một kẻ bị lưu manh hóa, đánh mất tính lương thiện trong mình. Khi mãn hạn tù trở về làng Vũ Đại, Chí Phèo đã biến thành một người hoàn toàn khác với trước kia, một tên giang hồ thật sự, răng cạo trắng ởn, đầu trọc lốc, ai nhìn thấy hắn cũng lảng tránh. Hắn đã trở thành tay sai cho Bá Kiến trong những việc đánh đấm đòi nợ thuê. Cuộc đời Chí Phèo từ khi ra tù về hắn triền miên trong những cơn say rượu, hết rượu, hết tiền hắn cướp để có tiền tiếp tục mua rượu uống. Hắn thật sự đã biến chất trở thành nỗi khiếp sợ của những người dân hiền lành lương thiện.
Khi xây dựng nhân vật Chí Phèo có lẽ Nam Cao đã phản ánh vô cùng sống động, chân thực cuộc sống của xã hội cũ, những người nông dân bị bần cùng, hủy hoại về tâm hồn vì sự nghèo khổ áp bức, tới cùng quẫn. Nhân vật Chí Phèo bị sa lầy trong vũng bùn của sự xuống cấp đạo đức, tha hóa lòng nhân hậu sự lương thiện. Nhưng chính Bá Kiến và xã hội lúc đó là nguyên nhân xô đẩy Chí Phèo tới bước đường đó. Sự tha hóa của Chí Phèo đã tố cáo tội ác dã man của xã hội phong kiến đã chà đạp lên nhân cách số phận của người nông dân, khiến cho người nông dân đánh mất nhân cách, tính thiện lương trong con người mình.
Càng đi sâu vào những bi kịch của người nông dân trước khi cách mạng tháng Tám xảy ra Nam Cao càng nhận ra những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài xù xì gai góc của họ. Mỗi người nông dân đều có nội tâm phong phú sâu sắc. Chí Phèo là một con người lương thiện, bản chất hiền lành nhưng chính xã hội đó đã tước đi quyền làm người lương thiện của Chí Phèo.
Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở là một cuộc gặp gỡ định mệnh, chính bát cháo hành của Thị Nở khi Chí Phèo ốm đã cứu vớt linh hồn con người của anh. Chí Phèo cảm thấy một cảm giác khó tả anh mong ước mơ hồ nhớ về nguyện vọng ước mơ của mình ngày xưa. Khi muốn có một mái ấm gia đình, vợ làm việc vợ, chồng làm việc chồng cùng nhau sum vầy sớm tối bên nhau.
Lần đầu tiên sau nhiều năm Chí Phèo tỉnh rượu hắn mơ hồ nhận thấy sự cô đơn của cuộc đời mình. Chí Phèo muốn có gia đình nhưng cánh cửa trở về làm người lương thiện đang mở ra bỗng đóng sầm trước mắt Chí Phèo. Khi bà cô ruột của Thị Nở không cho Thị Nở qua lại với anh, chê anh là thằng không cha không mẹ, thằng chuyên làm nghề rạch mặt ăn vạ…
Chí Phèo hận lắm, anh cảm thấy mình chẳng còn gì để mất cả anh muốn trả thù. Anh sẽ tìm tới bà cô Thị Nở cho bà ta một bài học, nhưng bàn chân của Chí Phèo lại đưa anh tới nhà lão Bá Kiến bởi trong tiềm thức Chí Phèo hiểu rằng mình trở nên mất lương thiện, mất tính người đi tới bước đường này đều do lão Bá Kiến gây ra.
Câu hỏi Chí Phèo hỏi lão Bá Kiến khiến người đọc vô cùng xúc động "Ai cho tao lương thiện?" đó là câu hỏi thấm thía sâu sắc thể hiện sự đồng cảm của tác giả Nam Cao với đứa con tinh thần của mình.
Câu chuyện khép lại để lại trong lòng bạn đọc nhiều ám ảnh day dứt trong lòng người đọc về cuộc đời số phận của nhân vật Chí Phèo một con người đáng thương hơn đáng giận, một số phận bị bần cùng lưu manh hóa nhưng thực chất trong con người anh ta sự lương thiện vẫn luôn tồn tại, chỉ có điều nó bị xã hội phong kiến chà đạp lên mà thôi.
Truyện ngắn "Chí Phèo" với cốt truyện độc đáo, thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của Nam Cao khi đi sâu khai thác nội tâm bên trong con người lao động thể hiện một cây bút lão luyện thiên tài của nền văn học hiện thực. Chí Phèo thật sự là một tác phẩm kinh điển của nền văn học hiện thực nước ta cho chúng ta một cái nhìn mới mẻ độc đáo hơn.
Bài mẫu 2: Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
Bài làm
Trước Cách mạng tháng Tám, số phận người nông dân là mối quan tâm hàng đầu của dòng văn học hiện thực phê phán. Ngô Tất Tố có Tắt đèn với chị Dậu, Nguyễn Công Hoan có Bước đường cùng với anh Pha,… Và đặc biệt là Nam Cao với hàng loạt tác phẩm xuất sắc về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Trong đó nói lên hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Hình tượng nhân vật này đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.
Chí Phèo là ai? Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã giới thiệu nhân vật của mình một cách độc đáo. Nhà văn đế Chí Phèo hiện lên trong bộ dạng của một kẻ say rượu: “Hắn vừa đi vừa chửi”. Mà hắn chửi mới lạ lùng và ngoa ngoắt làm sao: “Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cả những ai không chửi nhau với hắn”. Không lạ sao được bởi khi chửi người ta thường phải hướng tới một đối tượng cụ thể đằng này hắn hướng tới tất cả cuộc đời này, trời đất này. Lạ lùng hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên hắn chửi bỏi “Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi”. Vì sao hắn lại đến nông nỗi ấy? Nhân vật của Nam Cao vừa mới xuất hiện đã trở thành một ấn số khiến người đọc tò mò đoán định: con người ấy không tạo được chút cảm tính nào, song lại gieo vào lòng người một niềm xót xa – hắn anh ta phải có nỗi niềm khổ đau nào đó mới đến nỗi dùng rượu đế hủy hoại thân xác, những tiếng chửi đời ngoa ngoắt kia cũng nói lên một điều rằng chủ nhân của nó đã bị mất hết niềm tin vào cuộc đời, vào con người trên thế gian này. Người đọc tò mò đọc tiếp trang truyện và quả thực, cuộc đời Chí Phèo hiện lên như một cuốn phim bi thảm.
Chí vốn là đứa trẻ bị bỏ rơi một cách tàn nhẫn, sự ra đời của hắn không được ai mong đợi. Nói trắng ra, hắn là một đứa con hoang, cha hắn không thừa nhận, mẹ hắn bỏ lại hắn ở cái lò gạch hoang mặc cho sống chết. Vậy là chỉ có cái lò gạch hoang là đón đợi hắn mà thôi. Khi Chí xám ngắt trong chiếc váy đụp thì những người nông dân nghèo khổ đã nhặt hắn. Ban đầu là một anh đi thả ống lươn. Sau đó là một bà góa mù rồi bác phó cối. Khi bác phó cối chết, Chí Phèo thành đứa trẻ bơ vơ muốn có miếng ăn Chí phải đi hết nhà này đến nhà khác, nghèo khổ và bẽ bàng. Đời hắn bọt bèo, lênh đênh, tội nghiệp chẳng khác chi một thử cỏ dại trôi dạt hết góc này đến xó nọ. u đó cũng là tình cảnh chung của số phận người nông dân trước cách mạng, đời họ cũng dập dềnh theo những phen phiêu tán li gia. Kẻ đi ở đợ, người buôn thúng bán mẹt nay đây mai đó, cực nhục hơn phải tha hương cầu thực ở xứ người.
Đen năm mười tám đôi mươi, số phận đưa đẩy Chí tới gia đình lí Kiến. Đen cửa nhà giàu tưởng kiếm được bát cơm manh áo ai ngờ lại gặp địa ngục trần gian. Bởi cái con vợ ba “quỉ cái” của lí Kiến cứ bắt hắn bóp chân khêu gợi những chuyện dâm dạt. Hắn vùng vằng: tuy còn trẻ nhưng hắn cũng phân biệt được đâu là tình yêu chân chính đâu là thói dâm dục xấu xa. Sự cám dỗ đó không làm bản chất của Chí bị bôi nhọ. Chí thực sự là chàng trai tự trọng, lương thiện. Suy cho cùng đó là bản chất tốt đẹp của người nông dân xưa, chất phác, thật thà và đầy tự trọng. Đọc đến đây, người đọc khó có thế quên hình ảnh chị Dậu của Ngô Tất Tố cầm nắm giấy bạc ném vào mặt tên quan bỉ ổi, đê tiện. Hay gần gũi hơn là một nhân vật của chính Nam Cao, lão Hạc, lòng tự trọng đã khiến lão từ chối “gần như là hách dịch” mọi sự giúp đỡ của mọi người, và cuối cùng lão đã dùng cái chết để bảo toàn lòng tự trọng cao quý nơi con người mình.
Ớ Chí Phèo, bản chất lương thiện ấy bị cái xã hội tăm tối ra sức hủy diệt. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên cường hào lí Kiến bắt giam Chí, biến hắn từ một người lương thiện thành con quỉ dữ.
Sau bảy, tám năm ở tù về Chí trở thành một con quỉ dữ đáng sợ “cái đầu thì trọc lốc”, "răng cạo trắng hớn", “trông gớm chết”. Trên người hắn xăm đầy những hình thù quái dị – bản chất của hắn năm xưa đã biến mất. Bây giờ hắn là một kẻ ác chỉ biết làm việc ác. Nhà văn đã dùng đến hai lần từ “gớm chết” để bày tỏ sự kinh hãi và cũng là đế khu biệt hắn với những người dân lương thiện trong cái làng này. Sự lưu manh của Chí thể hiện cụ thế ngay trong những hành động thường nhật. Mua rượu không được hắn đốt quán, hắn lấy mảnh chai rạch mặt ăn vạ kêu làng… Hắn càng ác và đáng sợ hon khi rơi vào tay bá Kiến rồi trở thành công cụ đắc lực cho hắn. Chỉ cần bá Kiến quăng cho vài hào hắn có thế đâm chém bất cứ ai, làm tất cả những gì người ta sai. Càng ngày Chí càng trượt dài trên còn đường tội lỗi lưu manh.
Ở đây, với đặc điểm này của Chí Phèo, Nam Cao đã có một phát hiện mới trong đời sống người nông Việt Nam trước Cách mạng. Nếu chỉ dừng lại ở việc miêu tả đời sống khốn cùng, quẫn bách, nỗi cực nhục bọt bèo của người nông dân thì đã có Tắt đèn, đã có Bước đường cùng,… Nhưng cái mới của Nam Cao là đã chỉ ra con đường bị lưu manh hóa về bản chất của người nông dân. Họ vốn chất phác, thật thà, lương thiện và đầy tự trọng. Có những người cả cuộc đời không ra khỏi lũy tre làng thì làm sao có thể hại làng hại nước? Song nhà văn bằng ngòi bút sắc sảo, tỉnh táo đã vạch ra thủ phạm của tội ác đứng sau mỗi con quỷ lương tâm của người nông dân. Đó là những thủ đoạn đê tiện của bọn cường hào địa phương kết hợp với chào hà khắc, tàn bạo của chính quyền thực dân. Chính chúng đã tẩy não, đã nhào nặn lại và rồi bôi bẩn những tâm hồn vốn rất mong manh, lương thiện.
Sông, cái tốt đẹp thuộc về bản chất xưa kia ở Chí Phèo như một tiềm thức sâu xa, nó giống như mặt trời có thế bị che mờ nhưng sẽ không bao giờ nguội tắt. Sau giấc ngủ dài mê man, nó cựa quậy, động đậy đòi tỉnh giấc. Nó thúc giục Chí Phèo trở thành người lương thiện.
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã mở ra một bước ngoặt lớn lao trong cuộc đời Chí Phèo. Thị Nở chẳng khác nào ánh trăng mát lành của đêm ấy. Tình thương của Thị Nở chang khác nào dòng sông lấp lánh dưới ánh trăng gợi biết bao tình. Điều đó đã thức dậy cái bản chất lương thiện trong Chí làm nó sống lại và thực sự sống lại trong kiếp sống con người. Tình thương quả là một thứ biệt dược, nó có thế khôi phục, chữa lành cả những vết thương bị nhiễm trùng nặng nhất. Đoạn văn viết về sự thức tỉnh của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở tràn đầy chất thơ. Thị Nở đã làm sống lại trong Chí sự tự ý thức về mình. Chí Phèo sống lại với mong ước “một gia đình nhỏ”, “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải quanh năm, hai đứa bỏ vốn nuôi con lọn”.
Sau bao nhiêu năm, hôm nay Chí lại nghe “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” hay “tiếng những người đi chợ về hỏi nhau: Hôm nay vải mấy xu hả dì?” Nhũng âm thanh ấy hôm nào chả có? Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy bởi hôm nay Chí mới bừng tỉnh, mới thiết tha hướng về cuộc sống. Bát cháo hành Thị Nở đem đến làm Chí cảm động “Mắt ươn ưót nước” và “hắn cười thật hiền”. Rồi hắn muốn hướng về tương lai, một tương lai bình dị: mái ấm gia đình. Nước mắt, lại là nước mắt đàn ông, Nam Cao từng gọi đó là “lăng kính biến hình của vũ trụ”. Ta có cảm giác giọt nước mắt kia, nụ cười thật hiền trên môi Chí kia đã cuốn đi, đã xua tan quá khứ tối tăm, u ám của hắn. Có lẽ chính giọt nước mắt và nụ cười ấy của Chí Phèo Thị Nở đã có khi thầm nghĩ: “Có lúc hắn hiền như đất”. Rồi hắn nói với Thị Nở: “Cứ thế này mãi thì thích nhỉ… hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”. Hắn khát khao muốn trở về thế giới người lương thiện: “Trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao, Thị Nở sẽ mở đường cho hắn".
Chính những trang văn trên đã làm sáng bừng cho câu chuyện và sáng bừng lên quãng đòi trôi nổi, tăm tối của Chí Phèo. Chưa khi nào từng cử chỉ, hành động, câu nói của anh khiến ta cảm động như thế. Chúng thể hiện một điều rằng: lần đầu tiên trong đời Chí Phèo gặp được lí tưởng, mục đích sống của đời mình. Nó nằm ở nơi người đàn xấu xí cả xã hội chê bai, xa lánh. Ước mơ giản dị, mong manh của hắn có thế làm bất kì ai cũng phải giật mình nhìn lại những gì mình đang có đế nâng niu và thấy trân trọng nó hơn.
Bài mẫu 3: Cảm nhận của anh (chị) về hiện tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?
Bài làm
“Chí Phèo” thật sự là một kiệt tác trong văn xuôi đương thời, là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao. Ngòi bút Nam Cao có những quan tâm, những khám phá riêng về số phận người lao động bị chà đạp. Hình tượng nhân vật Chí Phèo-một điển hình nghệ thuật bất hủ trong văn xuôi Việt Nam-đã thể hiện cái nhìn đầy đủ mới mẻ, độc đáo có chiều sâu trong thể hiện nỗi khổ con người đó của Nam Cao.
Chí Phèo sinh ra không cha không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà không cửa, không tấc đất cắm dùi, cả đời không hề được biết đến một bàn tay chăm sóc của phụ nữ nếu không gặp thị Nở...Hắn ra đời trong một cái lò gạch cũ bỏ hoang, trong chiếc váy đụp; tuổi thơ của hắn bơ vơ “hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ”, đến hai mươi tuổi thì làm canh điển cho nhà Bá Kiến. Người nông dân cùng khổ ấy không được sống ngay cả cuộc đời nghèo khổ nhưng lương thiện của mình. Anh đã bị xã hội cướp đi cả bộ mặt người cùng linh hồn người để trở thành một con thú đữ, và bị loại khối xã hội loài người. Mở đầu là tiếng chửi ngoa ngoắt, thách thức của Chí Phèo : "Hắn vừa đi vừa chửi.Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi...". Đấy là tiếng chửi của một tên say rượu, vô thức. Nhưng đẳng sau tiếng chửi ấy là nỗi đau khôn cùng của người đàn ông mà trước đây hiển “như đất". Qua tiếng chửi đó, người đọc thấy được ba thái độ: thái độ thù hằn của Chí Phèo; sự dửng đưng của người đời và tình thương của tác giả đành cho nhân vật. Tiếng chửi ấy thực sự đánh thứclòng nhân ái của người đọc. Và cuộc đời của Chí Phèo lần lượt hiện dần lên đầy xót xa. Bẩn chất lương thiện của anh đã bị xã hội ra sức hủy diệt. Lão cường hào Bá Kiến vì ghen tuông đã cho giải Chí Phèo lên huyện rồi sau đó để anh Chí ngồi tù. Cái nhà tù thực dân ấy đã tiếp tay lão cường hào bắt giam anh Chí lương thiện, vô tội để rồi thả ra một Chí Phèo lưu manh, hung ác. Trở về làng, Chí Phèo trở thành một con người khác hẳn-con quỉ dữ của làng Vũ Đại. Hắn muốn sống thì phải gây gỗ, cướp giật, ăn vạ...Muốn thế hẳn phải gan, phải mạnh. Những thứ ấy Chí Phẻo tìm thấy ở rượu. Thế là Chí Phèo luôn say, và “hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm”. Chí Phèo thay đổi cả nhân hình và nhân tính: “ Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn...hai mắt gườm gườm trông gớm chết”....Chí Phèo trở nên xa lạ với mọi người và xa lạ với chính anh. Chí Phèo giờ đây đã là con quỉ dữ của làng Vũ Đại “để tác quái cho bao nhiêu dân làng”, “hắn đạp đổ bao nhiêu sự nghiệp làm tan nát biết bao gia đình, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người...” Và thế là hắn không còn được mọi người coi là người nửa “ai cũng tránh mặt hắn mỗi lúc hắn qua”. Nhưng điều đặc sắc và đáng quí hơn nữa ở Nam Cao là ngay trong khi miêu tả nhân vật bị tha hóa đến chỗ tận cùng, Nam Cao vẫn phát hiện trong chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn có, chỉ cần một chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy với bao điều tốt đẹp. Sự xuất hiện của nhân vật thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu “ma chê quỉ hờn” ấy lại là nguồn ánh sáng đã rọi vào chốn tối tăm của Chí Phèo, thức tỉnh, gọi dậy bẫn tính người của Chí Phèo, thắp sáng một trái tỉm qua bao tháng ngày bi hắt hủi.
Sau cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với thị Nở, Chí Phèo giờ đây đã nhận ra nguồn ánh sáng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe ra một tiếng chim vui vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng lao xao của người đi chợ...Chí Phèo như đã thấy “tuổi già của hắn, đói rét , ốm đau và cô độc- cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau...Hắn khát khao làm hòa với mọi người...” Từ con quĩ dữ, nhờ Thị Nở hay nói đúng hơn là tình thương của Thị Nở, Chí thực sự trở lại làm người. Bát cháo hành như một chất xúc tác kì lạ làm thăng hoa ở Chí bẳn chất người mà bấy lâu nay anh dường như quên lãng. Nhưng bi kịch và đau đớn thay con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa hé mở thì đã bị đóng sầm lại. Bà cô thị Nở không cho phép cháu gái bà lấy “một thằng không cha chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Hay nói đúng hơn là định kiến xã hội đã không cho phép Chí được làm người. Chí Phèo thật sự rơi vào bi kịch tỉnh thần đau đớn. Hắn lại uống rượu nhưng “ càng uống càng tỉnh ra”. Tỉnh ra để thấm thía nỗi đau vô hạn của thân phận mình. Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến đanh thép kết án lão và giết chết lão, sau đó anh tự sát. Anh không muốn sống nữa vì giờ đây ý thức về nhân phẩm đã trở về. Anh không thể sống kiểu lưu manh, sống như quỉ dữ nữa. Anh đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời. Qua hình tượng Chí Phèo, ngòi bút nhân đạo của Nam Cao đã đặt ra vấn để có ý nghĩa xã hội lớn lao. Nam Cao đã xây dựng hình tượng điển hình người nông dân Việt Nam trước CMT8- Chí Phèo.
Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của một con người trong thời đại đen tối đã qua. Nhưng chúng ta cũng không được lãng quên mà phải ghi khắc để suy ngẫm về cuộc sống hôm nay. Điều đó nói lên giá trị lâu bền của tác phẩm và tầm vóc lớn lao của Nam Cao.
Xem thêm bài viết khác
- Văn mẫu: Tổng hợp bài viết số 3 ngữ văn 11 (4 đề)
- Phân tích nhân vật Xuân tóc đỏ
- Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ)
- Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh chị suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và kẻ xấu trong xã hội ngày nay.
- Ý kiến của anh (chị) về công lý trong đoạn kết của truyện cổ tích Tấm Cám.
- Đề 1: Người xưa có câu: "Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều". Anh (chị) hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên
- Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia...
- Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao
- Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?
- Dàn ý phân tích cảnh cho chữ
- Văn mẫu 11 bài viết số 2 đề 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích "Vào phủ chúa Trinh"
- Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhân Tuât, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1442: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước y