Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 11)

14 lượt xem

Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn sinh học 12 đề 11. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

  • A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
  • B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng
  • C.Cây phong lan bám trên thân cây gỗ
  • D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ

Câu 2: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

  • A.phân tầng thẳng đứng
  • B.phân tầng theo chiều ngang
  • C.phân bố ngẫu nhiên
  • D.phân bố đồng đều

Câu 3: Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn không đúng?

  • A. Cây xanh → chuột → mèo → diều hâu
  • B. Cây xanh → chuột → cú → diều hâu
  • C. Cây xanh → chuột → rắn → diều hâu
  • D. Cây xanh → rắn → chim → diều hâu

Câu 4: Câu nào sau đây sai?

  • A. Bất kì loại diễn thế sinh thái nào cũng trải qua một khoảng thời gian và tạo nên một dãy biến thể bởi sự thay thế tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
  • B. Quần xã đỉnh cực là quần xã tương đối ổn định theo thời gian
  • C. Hoạt động của con người là một nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái, nhiều khi dẫn tới làm suy thoái các quần xã sinh vật
  • D. Trong diễn thế nguyên sinh, quần xã tiên phong là quần xã có độ đa dạng cao nhất

Câu 5: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

  • A. cá rô phi và cá chép
  • B. ếch đồng và chim sẻ
  • C. chim sâu và sâu đo
  • D. tôm và tép

Câu 6: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái là

  • A. thành phần vô sinh
  • B. thành phần hữu sinh
  • C. động vật và thực vật
  • D. cả A và B

Câu 7: Hiện tượng khống chế sinh học đã

  • A. làm cho một loài bị tiêu diệt
  • B. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã
  • C. làm cho quần xã chậm phát triển
  • D. mất cân bằng trong quần xã

Câu 8: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là

  • A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau
  • B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
  • C. mỗi loài kiếm ăn vào 1 thời gian khác nhau trong ngày
  • D. cạnh tranh khác loài

Câu 9: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm 1 phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?

  • A. hệ sinh thái biển
  • B. hệ sinh thái thành phố
  • C. hệ sinh thái nông nghiệp
  • D. hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

Câu 10: Hai loài ếch sống trong cùng 1 hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ

  • A. hội sinh
  • B. vật dữ - con mồi
  • C. ức chế - cảm nhiễm
  • D. cạnh trạnh

Câu 11: Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?

  • A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
  • B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển
  • C. Sâu bọ sống trong các tổ mối
  • D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối

Câu 12: Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có đặc điểm như thế nào?

  • A. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh
  • B. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp
  • C. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt
  • D. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp

Câu 13: Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là

  • A. quần thể trung tâm
  • B. quần thể chính
  • C. quần thể ưu thế
  • D. quần thể chủ yếu

Câu 14: Con ve bét hút máu trâu, bò là thể hiện mối quan hệ nào?

  • A. Kí sinh
  • B. Vật dữ - con mồi
  • C. Cộng sinh
  • D. Đối địch

Câu 15: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
  • B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
  • C. Trong tiến hóa, các loài trùng nhau vè ổ sinh thái thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái.
  • D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.

Câu 16: Trong 1 ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,… vì

  • A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
  • B. tân dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
  • C. tân dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
  • D. tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao

Câu 17: Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó mộ số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do

  • A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm
  • B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo
  • C. cá khai thác quá mức động vật nổi
  • D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo

Câu 18: Trong một bể cá nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ứa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể 1 ít rong với mục địch để

  • A. làm tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong
  • B. bổ sung lượng thức ăn cho cá
  • C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài về nơi ở
  • D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi

Câu 19: Quan hệ giữa vi khuẩn lam và bèo hoa dây thuộc mối quan hệ nào?

  • A. hội sinh
  • B. cộng sinh
  • C. cạnh tranh
  • D. hợp tác

Câu 20: Diễn thế sinh thái là quá trình

  • A. biến đổi tuần tự từ quần xã này đến quần xã khác
  • B. thay thế liên tục từ quần xã này đến quần xã khác
  • C. phát triển của quần xã sinh vật
  • D. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

Câu 21: Diễn thế sinh thái có thể hiểu là

  • A. sự biến đổi cấu trúc quần thể
  • B. quá trình thay thế quần xã này bằng quần xã khác
  • C. mở rộng vùng phân bố
  • D. tăng số lượng quần thể

Câu 22: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

  • A. nguyên sinh
  • B. thứ sinh
  • C. liên tục
  • D. phân hủy

Câu 23: Quá trình hình thành 1 ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế

  • A. nguyên sinh
  • B. thứ sinh
  • C. liên tục
  • D. phân hủy

Câu 24: Ý nghĩa của việc nghiên cứ diễn thế sinh thái là

  • A. kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
  • B. chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khái thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
  • C. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai
  • D. chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người.

Câu 25: Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn diễn ra theo trinh tự như thế nào?

  • A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
  • B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
  • C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
  • D. Rừng lim nguyên sinh bị chết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.

Câu 26: Trường hợp nào sau đây là kiểu biến động không theo chu kì?

  • A. Ếch nhau tăng nhiều vào mùa mưa
  • B. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân
  • C. Gà rừng chết rét
  • D. Cá cơm ở biển Peru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/lần

Câu 27: Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?

  • A. khí hậu
  • B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
  • C. lũ lụt
  • D. nhiệt độ xuống quá thấp

Câu 28: Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

  • A. tỉ lệ nhóm tuổi
  • B. tỉ lệ tử vong
  • C. tỉ lệ đực - cái
  • D. độ đa dạng

Câu 29: Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm hình thành địa y?

  • A. hải quỳ
  • B. vi khuẩn lam
  • C. rêu
  • D. tôm

Câu 30: Quần xã sinh vật tương đối ổn định được hình thành sau diễn thế gọi là

  • A. quần xã trung gian
  • B. quần xã khởi đầu
  • C. quần xã đỉnh cực
  • D. quần xã thứ sinh

Câu 31: Rừng nhiệt đới bị chặt trắng, sau 1 thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chong phát triển?

  • A. cây gỗ ưa sáng
  • B. cây thân cỏ ưa sáng
  • C. cây bụi chịu bóng
  • D. cây gỗ ưa bóng

Câu 32: Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:

(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

Phương án đúng là:

  • A. (2), (3) và (4)
  • B. (1), (2) và (4)
  • C. (1), (3) và (4)
  • D. (1), (2), (3) và (4)

Câu 33: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là:

  • A. do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau
  • B. do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm
  • C. do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường
  • D. do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể

Câu 34: Sự tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng Canada theo chu kì là:

  • A. Số lượng mèo rừng tăng → số lượng thỏ tăng theo
  • B. Số lượng mèo rừng giảm → số lượng thỏ giảm theo
  • C. Số lượng thỏ tăng → số lượng mèo rừng tăng theo
  • D. Số lượng thỏ và mèo rừng sẽ cùng tăng vào 1 thời điểm

Câu 35: Cho các phát biểu sau đât về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Trong quá trình diễn thế sinh thái, loài ưu thế chính là những loài đã “tự đào huyệt chon mình”.

(2) Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái là do tác động trực tiếp của con người.

(3) Trong diễn thế nguyên sinh, giai đoạn cuối hình thành quần xã có độ đa dạng lớn nhất.

(4) Sau quá trình diễn thế thứ sinh có thể lại bắt đầu quá trình diễn thế nguyên sinh.

(5) Diễn thế sinh thái là sự thay đổi cấu trúc quần xã một cách ngẫu nhiên.

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 3

Câu 36: Những quá trình nào sau đât sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?

(1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng.

(2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.

(3) Đánh bắt cá ở ao.

(4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.

Phương án đúng là

  • A. (1), (2) và (3)
  • B. (1), (3) và (4)
  • C. (1), (2) và (4)
  • D. (2), (3) và (4)

Câu 37: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do

  • A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm
  • B. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng
  • C. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm
  • D. sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể

Câu 38: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là

  • A. sự thay đổi mức sinh sản và tử vong dưới tác động của các nhân tố vô sinh và hữu sinh
  • B. sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của 1 bộ phận hay cả quần thể
  • C. sự điều chình vật ăn thịt và vật kí sinh
  • D. tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử cũng tăng trong quần thể

Câu 39: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là

  • A. khống chế sinh học
  • B. ức chế - cảm nhiễm
  • C. cân bằng quần thể
  • D. nhịp sinh học

Câu 40: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào 1 khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác nhau thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này

  • A. biến động số lượng theo chu kì năm
  • B. biến động số lượng theo chu kì mùa
  • C. biến động số lượng không theo chu kì
  • D. không biến động số lượng
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội