Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 2
Trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đã có sự thay đổi về số lượng câu và cấu trúc đề thi. Dưới đây là đề thi dựa trên cấu trúc của đề minh họa của Bộ GD. Mong sẽ giúp đỡ trên chặng đường ôn tập của các bạn.
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: HÓA HỌC
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Đun nóng 5,18 gam metyl axetat với 100ml dung dich NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 8,20
B. 6,94
C. 5,74
D. 6,28
Câu 2: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?
A. Saccarozơ
B. Fructozơ
C. Glucozơ
D. Amilopectin
Câu 3: Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 30,6
B. 27,0
C. 15,3
D. 13,5
Câu 4: Một phân tử polieilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietylen này là:
A. 20000
B. 2000
C. 1500
D. 15000
Câu 5: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:
A. Polietilen
B. Poli(vinyl clorua)
C. Amilopectin
D. Nhựa bakelit
Câu 6: Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH, C2H5NH2,. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Câu 7: Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:
A. HCOOC6H5
B. CH3COOC2H5
C. HCOOCH3
D. CH3COOCH3
Câu 8: Khẳng định nào sau đây đúng ?
A. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng khâu mạch polime.
B. Trùng hợp axit ω-amino caproic thu được nilon-6.
C. Polietilen là polime trùng ngưng.
D. Cao su buna có phản ứng cộng.
Câu 9: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?
A. Fe, Ni, Sn
B. Zn, Cu, Mg
C. Hg, Na, Ca
D. Al, Fe, CuO
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Phản ứng giữa ancol với axit cacboxylic được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
B. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thuận nghịch.
C. Trong công thức của este RCOOR’, R có thể là nguyên tử H hoặc gốc hidrocacbon.
D. Phản ứng este hóa là phản ứng một chiều.
Câu 11: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai ?
A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
Câu 12: Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là:
A. CH3COOCH2-CH3
B. CH3COOCH3
C. CH3COOCH=CH2
D. CH2=CH-COOCH3
Câu 13: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi axit, thu được glucozơ.Tên gọi của X là:
A. Fructozơ
B. Amilopectin
C. Xenlulozơ
D. Saccarozơ
Câu 14: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ‘‘mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa’’. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, … Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là:
A. (-CH2-CH=CH-CH2)n
B. (-NH-[CH2]6-CO-)n
C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n
D. (-NH-[CH2]5-CO-)n
Câu 15: Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon, thu được ?
A. amino axit
B. amin
C. lipt
D. este
Câu 16: Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là:
A. NH3
B. H2N-CH2-COOH
C. CH3COOH
D. CH3NH2
Câu 17: Glucozơ lên men thành ancol etylic theo phản ứng sau:
Để thu được 92 gam C2H5OH cần dùng m gam glucozơ. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 60%. Giá trị m là:
A. 360
B. 108
C. 300
D. 270
Câu 18: Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là:
A. 22,6
B. 18,6
C. 20,8
D. 16,8
Câu 19: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?
A. CH3COOC2H5
B. HCOONH4
C. C2H5NH2
D. H2NCH2COOH
Câu 20: Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Gía trị của m là:
A. 8,20
B. 10,40
C. 8,56
D. 3,28
Câu 21: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
C3H4O2 + NaOH → X + Y ; X + H2SO4 loãng → Z + T
Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:
A. HCHO, CH3CHO.
B. CH3CHO, HCOOH.
C. HCOONa, CH3CHO.
D. HCHO, HCOOH.
Câu 22: Poli(metyl metacrylat) được tạo thành từ monome tương ứng là
A. CH2=CH-COOCH3
B. CH=C(CH3)- COOCH2CH3
C. CH3COO-CH=CH2
D. CH2=C(CH3)-COOCH3
Câu 23: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4 . Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là:
A. CH3OCO-COOC3H7
B. CH3OOC-CH2-COOC2H5
C. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5.
D. C2H5OCO-COOCH3
Câu 24: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là:
A. 3,84 gam
B. 2,72 gam
C. 3,14 gam
D. 3,90 gam
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 .
B. Saccarozơ làm mất màu nước brom
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hoá:
Tên gọi của Y là:
A. propan-1,3-điol
B. glixerol
C. propan-1,2-điol
D. propan-2-ol
Câu 27: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là:
A. . 38,76%.
B. 40,82%.
C. 34,01%.
D. 29,25%.
Câu 28: Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic.
B. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic
C. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ
D. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.
Câu 29: Chất X có công thức phân tử C H O , là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOC2H5
B. CH3COOCH3
C. HO-C2H4-CHO
D. C2H5COOH
Câu 30: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. . thủy phân
B. tráng gương
C. trùng ngưng
D. hoà tan Cu(OH)2
Câu 31: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp Mg, Al bằng 500ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 loãng 0,28 M thu được dung dịch X va 8,736 lít H2. Cô cạn dung dịch X thu được khối lương muối là
A. 25,95 gam
B. 38,93 gam
C. 103,85 gam
D. 77,86 gam
Câu 32: Cho 10,0 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch X. Lấy 50,000g dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 7,175 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 là:
A. 33,33%
B. 45%
C. 50%
D. 66,67%.
Câu 33: Cho 6,4 gam Cu vào bình chứa 500 ml dung dịch HCl 1M, sau đó cho tiếp 17 gam NaNO3 thấy thoát ra V lít khí NO ở (đktc). Tính V
A. 1,12lít
B. 11,2lít
C. 22,4 lít
D. 1,49 lít.
Câu 34: Có bao nhiêu este mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2 khi bị xà phòng hóa tạo ra một anđêhit? (Không tính đồng phân lập thể)
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 36: Một pentapeptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 345 đvc . Số gốc glyxin và alanin trong chuỗi peptit trên là:
A. 3 và 2
B. 1 và 4
C. 4 và 1
D. 2 và 3.
Câu 37: Dãy các chất đều có phản ứng thuỷ phân là
A. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, PE.
B. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, lipit.
C. tinh bột, xenlulozơ, protein, saccarozơ, glucozơ.
D. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
Câu 38: Có bao nhiêu ancol thơm, công thức C8H10O5 khi tác dụṇg với CuO đun nóng cho ra anđehit ?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
Câu 39: Dãy gồm các chất đều làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là
A. amoni clorua, metyl amin, natri hidroxit
B. anilin, metyl amin, amoniac
C. anilin, amoniac, natri hidroxit
D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 40: Có các cặp chất sau: Cu và dung dịch FeCl3 ; H2O và dung dịch CuSO4; H2S và dung dịch FeCl3; dung dịch AgNO3 và dung dịch FeCl3
Số cặp chất xảy ra phản ứng ở điều kiện thường:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4.
----- HẾT -----
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Cách làm câu số 32, 33, 34 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 30
- Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 19
- Lời giải câu số 23, 24, 26 Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 2
- Lời giải câu số 4, 6, 32 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 12
- Thi THPTQG 2019: Đề thi và đáp án môn Hóa học mã đề 218
- Lời giải câu số 27, 28, 37 Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa lần 3 năm 2017 của trường THPT chuyên ĐH Vinh
- Đáp án Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 6
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 3
- Lời giải câu số 24, 35, 39 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 11
- Thi THPTQG 2020: Đề thi và đáp án môn Hóa học mã đề 210
- Lời giải câu số 31, 34, 40 đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 14
- Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa Học năm 2017 Đề số 9