Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
Nghị luận văn học là một dạng văn học quan trọng trong chương trình văn học 12. Để làm tốt dạng văn này ngoài ý tưởng, nội dung và dàn bài thì diễn đạt là một trong những yếu tố cần thiết để bài văn nghị luận hấp dẫn hơn. Ở bài trước chúng ta đã thực hành về cách điễn đạt trong văn nghị luận trong bài này KhoaHoc, xin cùng các bạn tiếp tục thực hành về nó.
III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận
1. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
a) Đối tượng nghị luận của hai đoạn trích khác nhau nhưng giọng văn có điểm tương đồng? Ngoài điểm tương đồng đó, giọng điệu của mỗi đoạn trích có nét gì riêng biệt?
- Điểm giống:Cả hai đoạn đều có giọng điệu khẳng định chắc chắn vấn đề nghị luận: tội ác của thực dân Pháp đối với đồng bào ta và tư tưởng yêu đời ham sống của Hàn Mặc Tử. Lời văn trang trọng, nghiêm túc,dứt khoát, giọng điệu khẳng định.
- Điểm khác:Đoạn 1: giọng sôi nổi, mạnh mẽ, hùng hồn. Đoạn 2: giọng trầm lắng, thiết tha.
b) Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong đoạn trích trên là gì?
- Đoạn (1): là đoạn văn viết về tội ác của thực dân Pháp nhằm lên án trước đồng bào và dư luận thế giới từ đó khẳng định việc giành đọc lập của dân tộc Việt Nam.
- Đoạn (2): viết về thơ Hàn Mặc Tử, lí giải cái gọi là "thơ điên, thơ loạn" thực chất là thể hiện sức sống phi thường, lòng ham sống
c) Chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách sử dụng kết hợp các kiểu câu, các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu trong việc biểu hiện giọng điệu của từng đoạn trích.
- Đoạn 1: sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ ngữ chính trị, xã hội (tự do, bình đẳng, bác ái, chính trị, dân chủ, luật pháp, dư luận, chính sách..), sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, phép liệt kê.
- Đoạn 2: sử dụng những từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời (lời thơ, ý thơ, bài thơ, thơ điên, thơ loạn, những bài thơ văn, sức sống, ham sống ước mơ, ý thức, sống, chết...) sử dụng kết hợp các kiểu câu, các biện pháp tu từ: câu cảm thán, câu lặp cú pháp...
2. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
a) Nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong các đoạn trích trên. Chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu được dùng để biểu hiện giọng điệu đó.
- Đoạn 1: được viết để kêu gọi "đồng bào toàn quốc" nên người viết đã chọn giọn điệu thích hợp. Giọng hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Dùng ngôn ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh. Sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp.
- Đoạn 2: là lời bình thơ Xuân Diệu. Đoạn văn được viết với giọng ngợi ca, tha thiết, say mê. Người viết sử dụng nhiều tính từ chỉ trạng thái, mức độ (dào dạt, lặng lẽ, say đắm, vội vàng, cuống quýt, ngắn ngủi, vui, buồn, nồng nàn, tha thiết, náo nức, xôn xao, thê lương, bi đát...) sử dụng kết hợp các kiểu câu ngắn, dài, câu nhiều tầng, câu lặp cú pháp, liệt kê.
b) Phân tích ngắn gọn những cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ thể.
- Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng nghiêm túc.
- Các phần trong bài văn có thể tha đổi giọng điệu sao cho phù hợp với nộ dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lặng, hài hước...
3. Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận
giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng , nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Luyện tập
Bài tập 1: Trang 157 sgk ngữ văn 12 tập 2
Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu cảu lời văn trong đoạn trích sau (trang 157 sgk)
Bài tập 2: Trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 2
Anh (chị) hãy chọn một trong những đề bài sau và viết một bài văn nghị luận ngắn sử dụng từ ngữ, kiểu câu phù hợp
a) Suy nghĩ của anh chị về lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay
b) Một số bạn trẻ cho rằng: "trước hết là phải sống cho mình" theo anh chị, trách nhiệm với bản thân khác gì tính vị kỉ?
c) "giá trị của con người không ở chân lý người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở mỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lý"
Tờ câu nói trên anh chị suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của con người?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.
=> Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Diễn đạt trong văn nghị luận (Tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng
- Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của M. Sô-lô-khốp
- Tóm tắt tác phẩm Rừng xà nu
- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào
- Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
- Những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài).
- Nhận xét về thái độ kể chuyện. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm
- Nội dung chính Tổng kết tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Theo anh(chị), qua đoạn trích này, Sô-lô-khốp nghĩ gì về số phận con người
- Đối với anh chị đoạn văn nào cảm động nhất? vì sao?
- Anh (chị) cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua
- Những đặc điểm nào có thể coi là hạn chế của vốn văn hóa dân tộc