Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi: Tôi năm lấy cái vai áo gầy của lão, ôn tồn...... ông giáo cho để khi khác.
Câu 2: trang 91 sgk Ngữ văn 8 tập 2
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu hỏi:
a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.
b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lợi miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?
c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?
Bài làm:
a) Vai xã hội
- Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.
- Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.
b) Ông giáo có thái độ vừa kính trọng, vừa thân tình với lão Hạc, thể hiện qua lời thoại của nhân vật và qua miêu tả của tác giả :
- Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, thân mật, nắm vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai.
- Trong xưng hô, ông giáo gọi lão Hạc bằng “cụ”, xưng hô gộp cả hai người lạ “ông con mình”, chứng tỏ ông giáo rất kính trọng người già, khi xưng là tôi là muốn thể hiện quan hệ bình đẳng giữa hai người.
c) Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:
- Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng".
- Qúy trọng khi nói với người tri thức: " Ông giáo dạy phải!" và " Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."
- Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: " lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Ngắm trăng
- Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng, đó là cách triển khai lập luận của bài Hịch tướng sĩ. Hãy làm sáng tỏ điều này bằng một lược đồ về kết cấu của bài hịch
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Bàn luận về phép học
- Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Khi con tu tú
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ông đồ
- Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp theo thứ tự giới thiệu như thế nào
- Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô
- Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau: a, Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
- Xác định ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì. Hãy nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này
- Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
- Soạn văn bài: Ông đồ