Đọc thông tin kết hợp quan sát lược đồ, hãy: Giải thích vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
4. Tìm hiểu các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
a) Sơ lược quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
Đọc thông tin kết hợp quan sát lược đồ, hãy:
- Giải thích vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
- Trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây trên lược đồ đó.
Bài làm:
Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây, vì:
- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.
- Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.
- Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.
- Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.
- Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản,…
- Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.
Quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây:
- Vào cuối thế kỉ XIX, nhân khi chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang suy yếu, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa vào khu vực này.
- Thực dân Anh xâm chiếm Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po, Bru-nây.
- Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Tây Ban Nha, sau đó là Mĩ chiếm Phi-líp-pin.
- Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.
Như vậy, vào nửa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tất cả các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan) dều lần lượt trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào hình 1, hãy cho biết em đang sinh sống ở miền địa lí tự nhiên nào? Nêu hiểu biết của em về miền tự nhiên đó
- Nêu tên các nhân vật lịch sử trong hình và cho biết các nhân vật có liên quan đến sự kiện nào của lịch sử dân tộc
- Khí hậu nước ta có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với đời sống và hoạt động sản xuất
- Kể tên những nhà lãnh đạo và xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?
- Dựa vào bảng 1, hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc và Nê-pan. Từ biểu đồ đã vẽ, cho biết sự khác biệt về cơ cấu kinh tế của hai quốc gia này.
- Đọc thông tin, quan sát hình 3, hãy: Chứng minh rằng sinh vật nước ta giàu có về thành phần loài. Lấy ví dụ về một số loại sinh vật quý hiếm được đưa vào "Sách đỏ Việt Nam"
- Quan sát hình 5 và cho biết sự thay đổi cảnh quan tự nhiên từ tây sang đông theo vĩ tuyến 40'B và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy.
- Khoa học xã hội 8 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh các yếu tố của ba miền địa lí tự nhiên Việt Nam theo bảng sau:
- Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của lịch sử nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941:
- Dựa vào bảng 1 và đọc thông tin, hãy: - Nhận xét tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP của một số nước châu Á.
- Cho biết sự đa dạng, phức tạp được biểu hiện trong từng thành phần tự nhiên nào? Lấy dẫn chứng để chứng minh sự phân hoá đa dạng, phức tạp ở một thành phần tự nhiên của nước ta