Đọc thông tin và quan sát lược đồ, hãy: Cho biết những thành phần nào trong xã hội Trung Quốc tham gia đấu tranh chống xâm lược. Hình thức đấu tranh như thế nào, kết quả ra sao?
b) Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
Đọc thông tin và quan sát lược đồ, hãy:
- Cho biết những thành phần nào trong xã hội Trung Quốc tham gia đấu tranh chống xâm lược. Hình thức đấu tranh như thế nào, kết quả ra sao?
- Trình bày trên lược đồ nét chính của phong trào Nghĩa Hòa đoàn và cách mạng Tân Hợi.
Bài làm:
Các thành phần tham gia đấu tranh chống xâm lược là:
- Tư sản.
- Nông dân.
Hình thức đấu tranh:
- Đấu tranh chính trị: Duy Tân.
- Đấu tranh vũ trang: Nghĩa Hòa đoàn, Tân Hợi.
Kết quả:
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập chế độ cộng hòa, tác động mạnh mẽ đến các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do ở các nước châu Á.
Vài nét về diễn biến của phong trào Nghĩa Hòa đoàn:
- Năm 1899, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn - phong trào nông dân chống đế quốc bùng nổ ở miền Bắc Trung Quốc.
- Từ năm 1899 đến tháng 5-1900, phong trào đấu tranh chủ yếu ở vùng Sơn Đông và Bắc Kinh.
- Từ tháng 5-1900 đến tháng 3-1901, phong trào lan rộng ra cả vùng Sơn Tây, Mãn Châu rộng lớn.
- Tuy nhiên, liên quân 8 nước đế quốc: Anh, Nhật, Mĩ, Đức, Nga, Pháp, Áo-Hung, I-ta-li-a đã tiến hành dàn áp phong trào từ nhiều hướng.
- Lúc đầu, nhà Thanh hợp tác với Nghĩa Hòa Đoàn chống đế quốc. Sau vì thấy liên quân 8 nước hợp lực đàn áp Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh quay sang cấu kết với đế quốc chống lại quân khởi nghĩa.
- Tháng 9-1901, phong trào bị dập tắt.
Vài nét về diễn biến của Cách mạng Tân Hợi:
- Tháng 8-1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân.
- Ngày 10-10-1911, dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương.
- Phong trào cách mạng lan rộng nhanh chóng sang tất cả các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên và lên đến miền Bắc.
- Ngày 29-12-1911, chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc.
- Tháng 2-1912, Viên Thế Khải, vốn là một đại thần nhà Thanh, lên làm Tổng thống, thay Tôn Trung Sơn. Cách mạng coi như kết thúc.
Xem thêm bài viết khác
- Cho biết những hình ảnh dưới đây liên quan đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc. Nêu những hiểu biết của em về sự kiện đó
- Vị trí địa lí và hình dạng lãng thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
- Nêu các giải pháp để phòng chống lũ lụt hoặc để bảo vệ dòng sông không bị ô nhiễm ở quê hương em
- Trình bày suy nghĩ của em về khẩu hiệu của Lê-nin trong quá trình lãnh đạo cách mạng Nga “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.
- Quan sát hình ảnh và cho biết: Các nước đế quốc sản xuất bom nhằm mục đích gì?
- Vì sao từ cuối thế kỉ XIX, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh? Những dấu hiệu nào chứng tỏ Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc
- Dựa vào bảng 2, hãy nhận xét về GDP/người của các nước ASEAN năm 2013
- Đọc thông tin kết hợp với quan sát hình ảnh, hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc đấu tranh của công nhân
- Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- Soạn bài 23: Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam
- Từ việc triều đình nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp, em rút ra bài học gì trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc hiện nay?
- Hãy chứng minh: Gió mùa Tây Nam là nguyên nhân chính gây mưa cho Ấn Độ.