Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy: Cho biết trong các thế kỉ XVIII – XIX, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có những tiến bộ gì?
2. Tìm hiểu những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
- Cho biết trong các thế kỉ XVIII – XIX, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có những tiến bộ gì?
- Nêu vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX.
Bài làm:
Những tiến bộ của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX:
Khoa học tự nhiên:
- Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
- Giữa thế kỉ XVIII, nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
- Năm 1837, nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
- Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
- Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài.
Khoa học xã hội:
- Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
- ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
- Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
- Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX:
- Đã phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, các giáo lí thần học.
- Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.
Xem thêm bài viết khác
- Khoa học xã hội 8 bài 5: Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược từ các nước tư bản phương Tây
- Khoa học xã hội 8 bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII
- Dựa vào bảng thống kê sau, hãy chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị về: Phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy: Cho biết sự biến đổi của nước Anh trước và sau cách mạng công nghiệp
- Đọc thông tin và kết hợp quan sát hình, hãy: Cho biết vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ có điểm gì nổi bật
- Em biết gì về tình hình thế giới nói chung và tình hình các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)?
- Quan sát hình 1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu hiểu biết của em về tự nhiên châu Á.
- Làm rõ nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế? So sánh khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần Vương (về lãnh đạo, căn cứ hoạt động, lực lượng tham gia...)
- Dựa vào hình 2, hãy xác định vị trí địa lí và giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Vẽ bểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội theo bảng số liệu ở bảng 1
- Nêu các chính sách về văn hoá, giáo dục của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì về tự nhiên, kinh tế, xã hội trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế. Nêu một số hình thức hợp tác ở ASEAN.