Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh.
2. Tìm hiểu các giai đoạn chính của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai
a) Giai đoạn 1 (từ ngày 1 – 9 – 1939 đến đầu năm 1943): chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra thế giới
Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:
- Khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh.
- Giải thích vì sao trong giai đoạn 1, phe phát xít lại chiếm ưu thế. Để chống lại phe phát xít, các nước đã phải làm gì?
- Nêu suy nghĩ của em về hành động của chủ nghĩa phát xít trong việc giết hại người Do Thái và dân thường.
- Cho biết việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng sẽ tác động đến nước Mĩ như thế nào.
Bài làm:
Diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh:
- Mặt trận Châu Âu: Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 22-6-1941, Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động trên chiến trường, bằng chiến thuật chớp nhoáng, Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập). Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
- Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương: Ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội của Mĩ ở Chân Châu Cảng (đảo Ha-oai). Quân Nhật chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.
- Mặt trận Bắc Phi: Tháng 9-1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới.
- Tháng 1-1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Trong giai đoạn 1, phe phát xít lại chiếm ưu thế vì:
Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.
Để chống lại phe phát xít, các nước đã thành lập Mặt trận Đồng minh nhằm kết hợp và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Hành động của chủ nghĩa phát xít trong việc giết hại người Do Thái và dân thường:
Đây là tội ác vô cùng dã man, tàn bạo, cần lên án.
Tác động của việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng đối với nước Mĩ:
Việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mĩ đã thúc đẩy Mĩ tuyên chiến với Nhật, chính thức chấm dứt chính sách biệt lập với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ của Mĩ, làm thay đổi cục diện cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu hiểu biết của em về tự nhiên châu Á.
- Cho biết một số biểu hiện chứng tỏ tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam Á.
- Quan sát thông tin hình 2, hãy: Kể tên các nước thuộc ASEAN đã thay đổi như thế nào qua thời gian. Nêu những nguyên tắc hợp tác của ASEAN
- Chứng minh rằng cảnh quan đồi núi chiếm ưu thế rõ rệt trong cảnh quan chung của tự nhiên nước ta
- Chứng minh rằng nước ta giàu tài nguyên khoáng sản. Nêu sự phân bố của một số khoáng sản có trữ lượng lớn Khoa học xã hội lớp 8
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy: Cho biết trong các thế kỉ XVIII – XIX, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có những tiến bộ gì?
- Quan sát bảng 1, kết hợp với đọc thông tin, hãy liệt kê những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN theo sơ đồ sau:
- Em biết gì về những nhân vật lịch sử sau đây: Tôn Trung Sơn (Trung Quốc), Thiên Hoàng Minh Trị (Nhật Bản), vua Nô-rô-đôm (Cam-pu-chia), vua Tự Đức, vua Hàm Nghi (Việt Nam)
- Đọc thông tin, kết hợp khai thác các lược đồ, hãy: Xác định trên lược đồ các đảo, quần đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
- Vẽ bểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội theo bảng số liệu ở bảng 1
- Quan sát hình, đọc thông tin trong các bảng, hãy: Nêu nhận xét của em về sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Soạn bài 19: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918