Đọc thông tin, hãy: Nêu nhận xét về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929.
III. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
1. Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Đọc thông tin, hãy:
- Nêu nhận xét về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929.
- So sánh tình hình Nhật Bản với nước Mỹ trong cùng giai đoạn.
Bài làm:
Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929:
Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận, không mất mát gì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và nhanh chóng trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp:
- Công nghiệp: Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.
- Nông nghiệp: không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm cho 30 ngân hàng phải đóng cửa.
Như vậy, thời kì 1918 - 1929 chỉ là thời kì phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản.
So sánh tình hình Nhật Bản với nước Mỹ trong cùng giai đoạn:
Nhật | Mĩ | |
Kinh tế | - Điều kiện: + Không bị chiến tranh tàn phá. + Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí. + Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu. - Biểu hiện: Năm 1914 - 1919 + Sản lượng công nghiệp tăng 5 lần. + Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng 4 lần. + Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần. | - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế: + Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD). + Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá. + Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. - Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả. - Năm 1929, nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới, trở thành chủ nợ của thế giới |
Chính trị – xã hội | - Khó khăn: Thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp... - Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh. | - Nắm chính quyền là tổng thống Đảng cộng hoà. - Thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ. Nhà ở của người lao động Mỹ những năm 20 thế kỷ XX. |
Xem thêm bài viết khác
- Khoa học xã hội 8 bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á
- Quan sát hình 1 và bảng 1, hãy: Kể tên các quốc gia ở Tây Nam Á. Quốc gia nào có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất?
- Trình bày sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Soạn bài 21: Khu vực Đông Nam Á
- Dựa vào bảng 4, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ trọng sản lượng gạo và cà phê của Đông Nam Á so với thế giới. Vì sao khu vực có thể canh tác được những loại cây trồng này.
- Quan sát bảng 2, đọc thông tin, hãy: Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó đã phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của khu vực Nam Á theo hướng nào?
- Đọc thông tin, hãy: Trình bày nét chính diễn biến cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Trình bày đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước trong những năm 1914 - 1918
- Nhận xét sự thay đổi GDP theo ngành của các nước. Nhận xét khu vực phân bố của cây lương thực và cây công nghiệp
- Đọc thông tin, hãy cho biết: Quý tộc mới là gì
- Đọc thông tin và quan sát lược đồ, hãy: Trình bày sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX.
- Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Nhận xét về quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản, so sánh với quá trình phát xít hóa ở Đức.