Đọc thông tin, hãy: Cho biết sự thành lập của các đảng công sản các tác động như thế nào đối với phong trào dân tộc độc lập ở các nước Đông Nam Á.

  • 1 Đánh giá

2. Tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 – 1939)

Đọc thông tin, hãy:

  • Cho biết sự thành lập của các đảng công sản các tác động như thế nào đối với phong trào dân tộc độc lập ở các nước Đông Nam Á.
  • Nêu nhận xét của em về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Nêu nét chính của một số phong trào tiêu biểu ở Đông Dương và In-đô-nê-xi-a.

Bài làm:

Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX, một số Đảng Cộng sản ở khu vực Đông Nam Á ra đời đã có tác động lớn đến phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á:

  • Các Đảng Cộng sản tham gia hoạt động cách mạng cũng như lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á.
  • Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
  • Các phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926-1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam.

Nhận xét về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Phong trào diễn ra sôi nổi với hình thức đấu tranh phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia.

- Các phong trào đấu tranh diễn ra theo hai khuynh hướng: vô sản và dân chủ tư sản.

  • Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. Xuất hiện các Đảng Cộng sản ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (tháng 5-1920), đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.
  • Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, tuy chưa có phong trào nào thắng lợi nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.

- Từ năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giành độc lập chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

Nét chính của một số phong trào tiêu biểu ở Đông Dương và In-đô-nê-xi-a:

Phong trào chống thực dân đòi độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi và liên tục ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành, dưới nhiều hình thức phong phú với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

  • Ở Lào, nhiều bộ tộc đã tham gia phong trào chống Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo kéo dài hơn 30 năm (1901 -1936).
  • Ở Cam-pu-chia, các cuộc đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra trong những năm 1918 - 1920, 1926..., đặc biệt là phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem-chiêu đứng đầu trong những năm 1930 - 1935.
  • Ở Việt Nam, phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi Đảng Cộng sản được thành lập (1 - 1930).

Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo cũng diễn ra những phong trào yêu nước, chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a. Trong hơn ba thế kỉ dưới sự áp bức, bóc lột tàn tệ của thực dân Hà Lan, nhân dân In-đô-nê-xi-a đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh. Trong những năm 1926 - 1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sau khi khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ của Đảng Dán tộc đứng đầu.

  • 60 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn khoa học xã hội 8