Đọc thông tin và kết hợp quan sát hình, hãy: Cho biết vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ có điểm gì nổi bật
2. Tìm hiểu về các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Đọc thông tin và kết hợp quan sát hình, hãy:
- Cho biết vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ có điểm gì nổi bật.
- Nêu nhận xét về chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
Bài làm:
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:
Nước Anh:
- Cuối thế kỷ XIX, nước Anh từ vị trí đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ, Đức). Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời chi phối toàn bộ đời sống xã hội.
- Xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Đến năm 1914, nước Anh đã có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
- Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng tư sản là Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
Nước Pháp:
- Khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, tốc độ phát triển kinh tế ở Pháp chậm lại, công nghiệp từ hàng thứ hai tụt xuống hàng thứ tư thế giới (sau Mỹ, Đức, Anh).
- Pháp có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới sau Anh.
Nước Đức:
- Sản xuất công nghiệp ở Đức cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX phát triển nhanh chóng, vươn lên hàng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Nhiều công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Đức.
- Đức theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, tích cực chạy đua vũ trang, chủ trương dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.
Nước Mĩ:
- Mỹ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, từ vị trí thứ tư nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Các công ty độc quyền khổng lồ xuất hiện.
- Chế độ chính trị Mỹ đề cao vai trò tổng thống do hai đảng: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền.
Nhận xét về chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:
Trong khi Anh và Pháp chủ trương đẩy mạnh xâm lược thuộc địa với hệ thống thuộc địa lớn nhất nhì thế giới, thì Đức thi hành chính sách đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, tích cực chạy đua vũ trang, như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới, còn Mĩ mải miết khai thác những vùng đất rộng lớn ở miền Trung và miền Tây, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung. Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đôla Mĩ.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 11, cho biết cờ của ASEAN gợi cho em những thông tin gì?
- Đọc thông tin và quan sát lược đồ, hãy: Trình bày sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ cuối thế kỉ XIX.
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai có kết cục như thế nào.
- Giới thiệu một số chứng cứ về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam mà em tâm đắc nhất
- Đọc thông tin, hãy: Nêu những kết quả lớn của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
- Quan sát bảng 2, đọc thông tin, hãy: Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó đã phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của khu vực Nam Á theo hướng nào?
- Bằng sự hiểu biết của mình hoặc hỏi người thân, cho biết Việt Nam đã và đang mở rộng hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực nào. Lựa chọn lĩnh vực và tìm thông tin mở rộng lĩnh vực đó
- Hãy cho biết các công trình giao thông, kiến trúc từ thời Pháp còn tồn tại ở địa phương em (nếu có). Theo em, phải làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của công trình đó?
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống như thế nào?
- Em biết gì về tình hình thế giới nói chung và tình hình các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)?
- Biển đã đem lại những lợi nhuận và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ta
- Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước.