Các em hãy tham gia vào bài học để tìm hiểu: Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu chuyển sang nền văn minh công nghiệp từ bao giờ? Vì sao lại diễn ra trước tiên ở nước Anh?
A. Hoạt động khởi động
Từ cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, xã hội loài người đã chứng kiến bước chuyển hết sức nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất – từ sản xuất nhỏ, thủ công đến sản xuất cơ khí máy móc. Đó chính là cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. Năng suất lao động tăng cao, nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phố lớn xuất hiện, đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới. Các em hãy tham gia vào bài học để tìm hiểu:
- Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu chuyển sang nền văn minh công nghiệp từ bao giờ? Vì sao lại diễn ra trước tiên ở nước Anh?
- Những phát minh nào có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp ở nước Anh?
- Cách mạng công nghiệp đã mang lại những kết quả gì?
Bài làm:
Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu chuyển sang nền văn minh công nghiệp:
Tên gọi “Cách mạng công nghiệp” thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20.
Anh là nước đầu tiên tiến hành Cách mạng công nghiệp vì:
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.
- Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản.
- Có hệ thống thuộc địa lớn.
Một số phát minh có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp ở nước Anh có thể kể đến là:
- 1735: A-bra-man phát minh ra phương pháp lấy than cốc từ than đá để luyện gang.
- 1764: Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.
- 1769: Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
- 1784: Máy hơi nước do Giêm-oát chế tạo ra được đưa vào sử dụng.
- 1785: Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên chạy bằng hơi nước, năng suất tăng 40 lần.
- Đầu thế kỉ 19: Tàu thủy chạy bằng máy hơi nước thay thế dần thuyền buồm, xe lửa và đường sắt bắt đầu được sử dụng.
Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
- Về kinh tế: Nâng cao năng suất lao động, thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
- Về xã hội: Hình thành nên hai giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp, trong đó tư sản công nghiệp nắm trong tay tư liệu sản xuất và quyền thống trị, vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực, dẫn tới đấu tranh giai cấp.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào bảng 4, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ trọng sản lượng gạo và cà phê của Đông Nam Á so với thế giới. Vì sao khu vực có thể canh tác được những loại cây trồng này.
- Quan sát hình 5, đọc thông tin, hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của miền
- Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu, thời tiết ở nước ta
- Trách nhiệm của Anh, Pháp, Mĩ trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- Dựa vào hình 1, kể tên các quốc gia có biên giới chung trên đất liền, trên biển với nước ta. Xác định vị trí địa lí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
- Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây?
- Xác định trên bản đồ: Các điểm cực của phần đất liền nước ta, tên một số quần đảo xa bờ của nước ta. Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai có kết cục như thế nào.
- Dựa vào kiến thức đã học và đọc thông tin, kết hợp với quan sát hình 5, hãy: Hoàn thành bảng theo mẫu sau, cho biết tại sao mùa khô ở miền này lại diễn ra gay gắt hơn so với hai miền phía Bắc.
- Giới thiệu những nhân vật lịch sử từng tham gia phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế được đặt tên cho các đường phố và trường học mà em biết
- Soạn bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884
- Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Cho biết những nét nổi bật của tình hình nước Nga trước năm 1917.