Đọc và tóm tắt những ý chính trong đoạn trích
2. Đọc và tóm tắt những ý chính trong đoạn trích
Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt là những từ và ngữ (định danh) được dùng để tự xưng mình với người khác và gọi người khác trong các mối quan hệ giao tiếp, qua đó thể hiện tính chất và tình cảm trong mối quan hệ xã hội với nhau. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt bao gồm:
- Xưng hô bằng từ chuyên dụng: đại từ nhân xưng (tôi, tao, mày, ta, nó, y, vị/quý vị) những danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô (cụ, ông, bà, bác, bố, mẹ, chú, cô, dì, cậu, mợ,…)
- Xưng hô bằng chức danh; thủ tướng, chủ tịch, giám đốc, thầy giáo, cô giáo,…
- Xưng hô bằng tên riêng.
- Xưng hô bằng chức danh kết hợp với tên/ họ tên: chủ tịch Hùng, giám đốc Mạnh, cô giáo Hà,…
Các nhân tố chi phối đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp: trong giao tiếp, các nhân vật luôn đảm nhận vai giao tiếp khác nhau gồm vai phát (vai xưng) và vai nhận (vai hô). Văn giao tiếp của người việt là “xưng khiêm, hô tôn”.
Giữa các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ liên cá nhân. Đó là mối quan hệ xét trong tương quan xã hội, sự hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân được xác định theo hai trục:quan hệ quyền uy và quan hệ thân sơ. Khi vị thế của các nhân vật giao tiếp khác nhau, điều đó sẽ chi phối trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô. Thông thường, trước người có vị thế cao hơn mình, người nói thường dùng từ ngữ xưng hô có sắc thái lịch sự, trịnh trọng; với người có vị thế ngang bằng thì sử dụng các từ ngữ xưng hô với các đặc sắc thái thân mật, lịch sự hay suồng sã.
(Theo Võ Minh Phát)
Bài làm:
Từ ngữ xưng hô là những từ và ngữ (định danh) được dùng để tự xưng mình và gọi người khác trong các mối quan hệ giao tiếp.
- Từ ngữ xưng hô thể hiện tính chất và tình cảm trong mối quan hệ xã hội.
Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt:
- Xưng hô bằng từ chuyên dụng.
- Xưng hô bằng chức danh.
- Xưng hô bằng tên riêng.
- Xưng hô bằng chức danh kết hợp với tên/ họ tên.
Các nhân tố chi phối đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp: các nhân vật luôn đảm nhận vai giao tiếp khác nhau theo văn hóa “xưng khiêm, hô tôn”.
- Quan hệ liên cá nhân: được xác định theo hai trục:quan hệ quyền uy và quan hệ thân sơ.
Trước người có vị thế cao hơn: thường dùng từ ngữ xưng hô có sắc thái lịch sự, trịnh trọng
Với người có vị thế ngang bằng : thường dùng từ ngữ xưng hô với sắc thái thân mật, lịch sự hay suồng sã.
Xem thêm bài viết khác
- Nhớ lại một vài tác phẩm mà em biết, liệt kê vào vở theo gợi ý trong bảng rồi thảo luận với bạn những câu hỏi bên dưới:
- Đọc đoạn trích sau và liệt kê những thông tin chính về đối tượng được nói tới.
- Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.
- Trong hai câu thơ: Ngày ngày mặt tời đi qua trên lăng
- Tìm và giải thích hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật.
- Tìm dẫn chứng trong văn bản minh họa cho các giá trị nghệ thuật mà em đã xác định.
- Văn bản thuyết minh: các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản thuyết minh.
- Em hãy cho biết ngoài cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc thì còn cách nào khác để phát triển từ vựng?
- Những phần được in đậm là trích dẫn lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu gì?
- Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
- Cùng bạn tìm ra một số từ ngữ mới được sử dụng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó
- Những chi tiết hình ảnh, biện pháp nghệ thuật nào miêu tả sự giàu đẹp của biển. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm gì với biển quê hương.