Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Đề bài: Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” ( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
Bài làm
Cuộc đời của mỗi con người không phải ai cũng thuận buồm xuôi gió để bước đến thành công bởi trên con đường đó còn chứa rất nhiều những chông gai và thử thách. Thế nhưng điều quan trọng nhất là việc bạn vượt qua nó để hướng tới thành công như thế nào mà thôi. Trong quyển nhật kí Đặng Thùy Trâm chị từng viết : “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Nó như một lời đúc kết sâu sắc trong những năm tháng vô cùng cực khổ của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, để lại cho thế hệ sau những trăn trở lớn.
Cuộc sống của mỗi người không lúc nào là êm xuôi và bằng phẳng. Cũng như một nhà văn nào đó từng nói rằng “Con đường thành công không phải là con đường trải đầy hoa hồng”. Nếu nó quá bình dị thì sẽ chẳng ai biết được cảm giác của chiến thắng lại ngọt ngào và hạnh phúc đến thế. Để hiểu câu nói của Đặng Thùy Trâm trước hết ta cần phải hiểu thế nào là giông tố. “Giông tố” ở đây chính là những diễn biến thất thường của thời tiết, nó mang đến cho con người rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt. Thế nhưng đặt trong câu nói này giông tố còn được hiểu chính là những thử thách, những biến cố của cuộc sống mà con người sẽ gặp phải trong cuộc đời. “Cúi đầu” tức là việc con người phải thất bại trước nó, và gục ngã trước số phận. Câu nói của Đặng Thùy Trâm có ý nghĩa đó là Cuộc sống của mỗi người sẽ trải qua rất nhiều những khó khăn vất vả nhưng đừng bao giờ chúng ta chịu gục ngã trước nó, hãy đứng dậy và vươn mình bước tiếp về phía trước.
Bất kể chúng ta là ai, bất kể chúng ta đứng trên đỉnh vinh quang nào thì tôi dám cá rằng để chạm tay vào ánh hào quang chúng ta đã phải nỗ lực vượt qua một chặng đường rất dài và gian truân. Vinh quang mà chúng ta đạt được ngày hôm nay không chỉ có những giọt mồ hôi mà còn có cả máu và nước mắt của cá nhân và đồng đội mình. Trên thực tế cuộc sống, sẽ chẳng có gì dễ dàng đạt được nếu con người không chịu đánh đổi.
Thực tế lịch sử cho chúng ta một bài học đầy sâu sắc. Dân tộc ta đã trải qua chiều dài bốn ngàn năm lịch sử trong bốn ngàn năm đó chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu giông tố. Đó là những cuộc xâm chiếm của giặc ngoại xâm của bè lũ bán nước và cướp nước. Thế nhưng cho đến ngày hôm nay khi chúng ta được hít thở một bầu không khí xã hội chủ nghĩa, đất nước không một bóng quân thù ta mới hiểu được giá trị của hai từ hạnh phúc. Đó chính là những năm tháng gian khổ cần lao của những người anh hùng như chị Đặng Thùy Trâm như là anh Nguyễn Văn Thạc cùng với rất nhiều những con người thầm lặng nữa. Và nếu như chúng ta cúi đầu trước những giông tố ấy liệu có được độc lập dân tộc hôm nay?
Trong thực tế đời sống mỗi người ai cũng sẽ phải trải qua những giông tố những khó khăn của cuộc sống. Đơn giản là những thất bại trong việc giải một bài toán, một bài văn là những lần khảo sát điểm thấp thế nhưng điều quan trọng nhất sau đó không phải là điểm số. Mà là chúng ta đã vượt qua nó như thế nào. Đứng lên ra sao và gặt hái thành quả như thế nào. Sẽ chẳng ai quan tâm đến việc chúng ta thất bại cả họ chi nhìn vào những gì mà con người đạt được mà thôi. Và nếu bạn không thể vượt lên chính mình thì có nghĩa là bạn đã hoàn toàn thua cuộc.
Có ai đó đã từng nói rằng chiến thắng ngọt ngào nhất không phải là khi ta đánh bại kẻ thù nào mà là ta đã chiến thắng chính bản thân mình. Có lẽ trong cuộc đời mỗi người bạn sẽ vấp phải khó khăn thử thách không chỉ là một lần thậm chí là rất nhiều lần. Nếu bạn chỉ biết ngủ vùi trong thất bại thì có nghĩa là bạn đang tự giam cầm chính cuộc đời mình. Chúng ta chỉ được phép đứng dậy và vượt qua nó một cách mạnh mẽ và bản lĩnh nhất. Như giáo sư Ngô Bảo Châu đã chiến thắng chính mình bằng niềm đam mê toán học, như nhà soạn nhạc thiên tài Bettoven đã vượt lên hoàn cảnh bằng nghị lực phi thường… và rất nhiều những tấm gương sáng ngời cho chúng ta noi theo. Họ đã thất bại nhưng thất bại đó chính là bàn đạp để họ gặt hái được thành công một cách vang dội hơn.
Câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm chứa đựng trong đó là rất nhiều suy ngẫm sâu sắc. Nhắc nhở những thế hệ đi sau hãy vững vàng tư tưởng để vươn đến những thành công. Chúng ta hãy tiếp bước những thế hệ đi trước để xây dựng đất nước ngày một văn minh và giàu đẹp hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Bài văn mẫu nghị luận về tệ nạn ma túy lớp 12
- Cảm hứng thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng trong bài Tây Tiến
- Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi
- Bài văn: Đoạn thơ trên gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về khát vọng tình yêu của tuổi trẻ Sóng, Xuân Quỳnh bài mẫu 2
- Phân tích 14 câu đầu bài Tây Tiến
- Đề 1b: Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền Tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ sau: “Sông Mã xa rồi … thơm nếp xôi”.
- Phân tích tính chất bi tráng ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- Nghị luận văn học dạng bài phân tích một ý kiến, 1 nhận định về tác phẩm
- Đề 1: Tình thương là hạnh phúc của con người
- Đề 1: Trong truyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc...
- Văn mẫu 12 bài viết số 3 đề 3a: Câu thơ "cha mẹ thương nhau bằng gừng cây muối mặn" (đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào?
- Gốc của sự học là học làm người - Rabindranath Tagore