Dựa vào lược đồ hình 17.5, hình 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938.

47 lượt xem

3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)

  • Dựa vào lược đồ hình 17.5, hình 17.6 và đọc thông tin, hãy tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938.
  • Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua những điểm nào?
  • Nêu ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
  • Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc.

Bài làm:

Tóm tắt diễn biến trận Bạch Đằng năm 938:

  • Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào nước ta theo đường biển.
  • Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc thủy triều lên.
  • Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc.
  • Thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh trở lại.
  • Quân Nam Hán bỏ chạy, thuyền va vào bãi cọc vỡ tan tành.
  • Quân ta từ trên đánh xuống, từ 2 bên bờ đánh sang, đánh giáp lá cà quyết liệt.

Nét độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện qua:

  • Chọn địa điểm: Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược.
  • Chiến thuật đánh giặc: Ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắc đóng xuống dòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm. Có quân mai phục hai bên bờ. Nhân khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào trong hàng cọc “ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay hơn kế đó cả”.

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: Chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Đánh giá công lao của Ngô Quyền: Đã tập hợp được quần chúng, đánh được trăm vạn quân địch, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang lại nữa.

Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội