Dựa vào tranh dưới đây, kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ
3. Dựa vào tranh dưới đây, kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ.
(trang 188 sgk vnen tiếng việt 4 tập 1)
Bài làm:
Tranh1: Ma-ri-a nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa.
Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm, trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân có run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé
Tranh 2: Ma-ri-a tò mò, lẻn ra khỏi phòng khách để làm thí nghiệm.
“Thế là vì sao nhỉ ? Mình nhất định phải tìm hiểu rõ !”- Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.
Tranh 3: Ma-ri-a làm thí nghiệm với đống bát đĩa trên bàn ăn. Anh trai của Ma-ri-a xuất hiện và trêu em.
Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em :
- Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?
Tranh 4: Ma-ri-a và anh trai tranh luận về điều cô bé phát hiện ra.
- Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa. – Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về “thành quả nghiên cứu của mình” .
- Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi nước rớt ra thì nước lại càng dễ trượt. Lần trước mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.
- Không tin thì anh hãy thử mà xem !
Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói .
Tranh 5: Người cha ôn tồn giải thích cho hai con.
Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thì cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo :
- Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà !
Xem thêm bài viết khác
- Nghe - viết: Thợ rèn
- Bạn nhỏ trong câu chuyện mong ước điều gì? Điều gì làm nảy sinh mong ước dó ở bạn nhỏ?
- Giải bài 11A: Có chí thì nên
- Thay nhau nêu tình huống và chọn thành ngữ, tục ngữ để khuyên bạn cho thích hợp:
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm: Ở mục a và mục b, dấu hai chấm báo hiệu điều gì? Ở mục a, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu câu nào?
- Giải câu đố: Để nguyên lấp lánh trên trời, bớt đầu thành chỗ cá bơi hằng ngày?
- Những câu văn nào tả vẻ dẹp của đôi giày ba ta? Nhân vật “tôi” (chị phụ trách) đã làm gì dể dộng viên cậu bé Lái ngày đầu đến lớp?
- Giải bài 12A: Những con người giàu nghị lực
- Cùng người thân chơi trò thi tìm nhanh từ láy vần. Một người nêu vần, người kia nói ngay từ láy vần.
- Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An- đrây-ca.
- Đọc văn bản con lật đật và nhận xét: Bài văn trên tả cái gì? Viết tên sự vật được miêu tả trong đoạn văn
- Xếp các từ sau vào ba nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép.