Giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội quê mình
6. Giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội quê mình (trò đánh đu)
Bài làm:
Quê em có trò chơi đánh đu. Trò này được chơi trên một khoảnh đất rộng. Ở đó, sáu hay tám cây tre dài được chôn sâu đủ vững chắc để chịu được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ, vừa tay cầm được treo ở chính giữa. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh thì đu càng lên cao từ bên nọ sang bên kia, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Ở nhiều nơi, người ta còn treo phần thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.
Có nhiều loại hình thức và cách thức đánh đu, nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi hay còn gọi là đu tiên. Theo đó, từng cặp hai người sẽ lên so tài đánh đu sao cho đẹp mắt và nhún bay lên một tầm nhất định để được tán thưởng.
Trò chơi này ngoài tính thể thao, rèn luyện và giải trí, còn là dịp để trai gái giao lưu, gần gũi, tỏ tình với nhau nhất là những ngày hội làng và những dịp xuân về.
Xem thêm bài viết khác
- Đặt câu với một từ đã cho ở hoạt động 5 và viết vào vở
- Hỏi - đáp:
- Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào'? Dế Mèn đã làm những gì để bọn nhện phải sợ? Dế Mèn dã nói như thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
- Giải bài 3C: Nhân hậu - đoàn kết
- Nói về bức tranh theo gợi ý: Tranh vẽ cảnh mọi người đang làm gì? Bạn nhỏ đang làm gì?
- Hãy sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả màu sắc hoặc hình dáng của các sự vật trong tranh dưới đây (sgk trang 132)
- Vì sao nơi Tin-tin và Mi-tin đến có tên là Vương quốc Tương Lai? Em thích những gì ở Vương quốc tương lai?
- Tìm hiểu xem xung quanh em có những ai gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Em và gia đình đã làm gì để giúp đỡ họ.
- Giải câu đố: Để nguyên lấp lánh trên trời, bớt đầu thành chỗ cá bơi hằng ngày?
- Nói xem trong mỗi bức ảnh đó là trò chơi gì. Thường diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?
- Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A (trang 72)
- Điền vào chỗ trống: tiếng có âm đầu l hoặc n? Tiếng có vần âc hoặc ât?