Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn, kể lại toàn bộ câu chuyện Những chú vé không chết
B. Hoạt động thực hành
1. Nghe thầy cô giới thiệu và kể (2 lần) câu chuyện Những chú bé không chết
2. Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn, kể lại toàn bộ câu chuyện Những chú vé không chết
Bài làm:
Kể từng đoạn câu chuyện: Những chú bé không chết
- Tranh 1: Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo
- Tranh 2: Mấy tên phát xít dẫn một chú bé đến tên chỉ huy và bắt đầu tra khảo.
- Tranh 3: Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.
- Tranh 4: Sang đêm thứ ba,bọn phát xít càng không được ngủ yên. Đêm ấy, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, còn chính tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên cạnh bác ta lại là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng.
Kể toàn bộ câu chuyện: Những chú bé không chết
Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo… Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không gặp sự chống cự của du kích, Chúng tưởng được yên thân. Nhưng trời vừa tối, tiếng súng đã nổ ran. Bọn phát xít nhớn nhác hỏi nhau: “ Bắn ở đâu thế ?” Một tên lính hấp tấp từ ngoài chạy vào, nói: “ Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa ! Đã bắt được một tên du kích ! ” .
Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi :
- Mày là ai ?
Chú bé kiêu hãnh trả lời :
- Tao là du kích!
Tên sĩ quan quát:
- Đội du kích của chúng mày ở đâu?
Chú bé trả lời, giọng khinh bỉ:
- Tao không biết!
Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú bé rất dã man, nhưng chú không nói nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú ra bắn.
Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.
Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi:
- Mày là ai?
Chú bé kiêu hãnh trả lời:
- Tao là du kích!
Tên phát xít không còn tin ở mắt mình nữa.
Trước mặt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rền rĩ:
-Ôi lạy chúa! Đất nước này thật là ma quỷ!
Rồi hắn gào lên:
- Treo cổ! Treo cổ nó lên!
Mệnh lệnh của hắn được thi hành ngay.
Sang đêm thứ ba,bọn phát xít càng không được ngủ yên. Đêm ấy, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, còn chính tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên cạnh bác ta lại là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống chân chú bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí :
- Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu biết Ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!
Nhưng người phiên dịch chỉ vào bác du kích đứng tuổi, bảo hắn:
- Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia và đêm hôm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy.
Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất, không dám ngẩng đầu lên
Xem thêm bài viết khác
- Nối đoạn A phù hợp với ý ở cột B dưới đây theo nội dung của câu chuyện Con sẻ
- Tìm lời giải nghĩa hoặc hình ảnh thích hợp với mỗi từ ngữ, ghi vào vở:
- Nói về một tâm gương thiếu nhi dũng cảm mà em biết
- Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Bài cái nón có kết bài kiểu nào? Phần kết bài của bài cái nón nói về điều gì?
- Các câu dưới đây chỉ mới có trạng ngữ. Hãy thêm những bộ phận cần thiết để có các câu hoàn chỉnh nói về một ngày của em
- Dựa trên kết quả quan sát của mình, hãy viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của một con vật mà em yêu thích
- Thi kể tên các dòng sông ở nước ta.
- Nói 2-3 câu có các nội dung sau:
- Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A ghép với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai là gì?
- Giải bài 34A: Tiếng cười là liều thuốc bổ
- Tìm những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi thích hợp với mỗi n, viết lại vào vở các từ em tạo được:
- Đánh dấu ✔ vào ô trống thích hợp: đúng hay sai?