Dùng sơ đồ để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
15. Dùng sơ đồ để chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
16. Xác định ẩn dụ và hoán dụ trong những ví dụ sau:
a. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
b. Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông.
c. Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn.
17. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau và lí giải tác dụng của chúng:
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.
Bài làm:
15.
Giống nhau :
- Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.
- Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.
Khác nhau :
- Ẩn dụ: Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng. Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác. Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm.
- Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận). Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức.
16.
a. Ẩn dụ hình ảnh mặt trời trong câu “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Đó là hình ảnh ẩn dụ cho đứa con.
b. Ẩn dụ "lửa lựu": hình ảnh khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa
c. Hoán dụ :”dôi dép cũ” chỉ ình ảnh bác Hồ
17. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn:
- Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam – trạng ngữ chỉ thời gian, xác định thời điểm diễn ra câu chuyện.
- Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn - trạng ngữ "bấy giờ" được dùng để chỉ thời gian diễn ra sự việc được nhắc đến trong câu và liên kết câu chứa trạng ngữ với chỉ thời gian của sự việc được nhắc đến trong câu.
- Thấy vậy – trạng ngữ dùng để liên kết câu chứa trạng ngữ với những câu trước đó.
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 2: Chuyện cổ nước mình
- Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát hoặc tham dự
- Từ “sẵn” trong câu “Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” có nghĩa là gì? Việc lựa chọn từ “sẵn” trong bài ca dao này có phù hợp với nội dung mà tác giả muốn thể hiện không? Vì sao?
- Tìm từ ở cột B có nghĩa phù hợp với các chỗ trống trong câu ở cột A
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài mở đầu: Khám phá một chặng hành trình
- Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?
- Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
- Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu
- Dựa vào bảng sau hãy tóm tắt nội dung của ba văn bản (làm vào vở)
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 2: Kể lại một truyện cổ tích
- Soạn bài: Lắng nghe lịch sử nước mình
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 4: Cô gió mất tên