Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu
211 lượt xem
Hướng dẫn đọc
Câu 1. Em hãy chỉ ra các đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu.
Câu 2. Em rút ra bài học gì sau khi đọc văn bản này?
Bài làm:
Câu 1. Đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu:
- Cốt truyện: truyện kể theo trình tự thời gian, bắt đầu từ “ngày xưa” và kết thúc có hậu, người ở hiền gặp lành, kẻ độc ác bị trừng trị. Trong truyện có các yếu tố hoang đường, kì ảo: người em bổ hạt bầu ra, nhả ra trân châu, hồng ngọc, tiền bạc; người anh bổ quả bầu thì hiện ra các tráng sĩ, yêu tinh…
- Kiểu nhân vật: truyện thuộc kiểu nhân vật bất hạnh, người em út bị người anh tham lam chiếm đoạt gia tài do cha mẹ để lại, phải trải qua nhiều thử thách và đổi đời, được hạnh phúc dài lâu.
- Phẩm chất nhân vật: thông qua những hành động, các nhân vật thể hiện phẩm chất của mình. Nhân vật người em bộc lộ phẩm chất hiền lành, tốt bụng, có tám lòng nhân hậu. Người anh trai tham lam, độc ác, tàn nhẫn.
- Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác, người hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng, kẻ độc ác bị trừng trị.
Câu 2. Qua văn bản này, em rút ra được bài học là: trong cuộc sống cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống hiền lành, thiện lương, không lam tham và chỉ biết lợi ích của bản thân.
Xem thêm bài viết khác
- Từ “phồn hoa” trong dòng thơ thứ nhất nên được hiểu như thế nào? Liệu có thể thay từ “phồn hoa” bằng từ “phồn vinh” được hay không? Hãy lí giải
- Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng cách nào? Hiệu quả của việc mở rộng ấy là gì? Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng
- Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?
- Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 1: Bánh chưng, bánh giầy
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 3: Ôn tập trang 79
- Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là trước hay sau cái chết của Dế Choắt? Dựa vào chi tiết nào mà em cho là như vậy?
- Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua
- Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?
- Cụm từ “vẻ đẹp quê hương” thường khiến em nghĩ đến điều gì?
- [Chân trời sáng tạo] Soạn văn 6 bài 5: Một năm ở Tiểu học
- Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy?