Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế đời sống để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam
25 lượt xem
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế đời sống để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam mà tác giả đã chỉ ra trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
Bài làm:
Một số dẫn chứng về các điểm mạnh của con người Việt Nam:
Thông minh:
- Đạt rất nhiều giải thưởng cao trong những cuộc thi quốc tế (tính đến năm 2017, sau 41 lần tham dự Olympic Toán học Quốc tế, nếu tính về thứ hạng, đoàn Việt Nam đạt thành tích tốt nhất tại IMO 1999, 2007 và 2017 (đều đứng thứ 3 toàn đoàn với 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc).
- Trong kỳ thi Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) 2017 tại Singapore, Việt Nam đã giành được 12 huy chương (3 huy chương vàng, 8 huy chương bạc và một giải đồng)
Cần cù, sáng tao:
- Ông Đỗ Đức Cường phát minh ra máy ATM làm nên cuộc cách mạng trong hệ thống ngân hàng thế giới.
- Ông Nguyễn Quốc Hào cần mẫn tự nghiên cứu chế tạo thành công tàu ngầm mini.
- Bác Vũ Đình Phúc (đường Nguyễn Siêu, Xóm Mới, phường 7, TP Đà Lạt) đã giành 2 năm mày mò nghiên cứu để sản xuất ra máy xay phế phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ, tận dụng phế phẩm nông nghiệp, giảm rác thải đồng thời phục vụ sản xuất.
Một số dẫn chứng về các điểm yếu của con người Việt Nam:
- Không có tinh thần kỉ luật: làm việc không theo kế hoạch, nước đến chân mới nhảy, không tuân thủ giờ giấc,…
- Thói quen “khôn vặt”, “bóc ngắn cắt dài”, không coi trọng chữ “tín”: các cửa hàng bán rượu trên phố Hàng Buồm, Tạ Hiện, Phan Bội Châu, chợ Hàng Da ở Hà Nội sử dụng những chai rượu lâu được vận chuyển từ các cửa khẩu, dán tem thành rượu hợp pháp và bán cho người dân.
Xem thêm bài viết khác
- Lập dàn bài cho một trong các đề sau:
- Vì sao nói bài thơ có sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh)?
- Trình bày ý kiến của em về ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh và chi tiết trong truyện: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ đất sụt lở dốc đứng bên này sông,...
- Luyện tập về biên bản
- Nếu gặp nhân vật có hoành cảnh tương tự như Xi mông, em sẽ nghĩ gì và làm gì? Trình bày trong một đoạn văn 7 – 10 câu.
- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. Em hãy viết tiếp ...
- Tưởng tượng mình là nhân vật người con trong bài thơ Nói với con, hãy trình bày cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe những lời tâm sự của cha.
- Chỉ ra sự khác nhau trong cách trần thuật , xây dựng nhân vật giữa một truyện ngắn hiện đại (ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao, Bến quê của Nguyễn Minh Châu) và một truyện thời trung đại
- Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không? Vì sao?
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
- Sưu tầm các bài thơ viết về mùa xuân, về Bác Hồ