Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết ?
65 lượt xem
3. Giới thiệu một số dụng cụ đo:
- Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết ?
- Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì?
- Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?
- Hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước trong bảng sau cho phù hợp:
- Em hãy thực hành đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ.
Bài làm:
- Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo như: Nhiệt kế, thước dây, cân điện tử
Một số dụng cụ đo hàng ngày biết đến như: cân đồng hồ, nhiệt kế, thước cuộn, cân điện tử, cốc chia độ, bình chia độ, đồng hồ bấm giây,...
- Các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để:
- Thước cuộn: dùng để đo đạc, đo lường khoảng cách, chiều dài, bè dày của vật dụng hay các công trình thiết bị nào đó.
- Đồng hồ bấm giây: dùng bấm giây để đo thành tích, so sánh thời gian ở những đơn vị nhỏ hơn giây,...
- Lực kế: dùng để đo lực
- Nhiệt kế: được sử dụng để đo nhiệt độ hoặc nhiệt độ gradient bằng cách sử dụng nhiều nguyên tắc khác nhau. Dùng nhiệt kế có khả năng đo nhiệt độ chất rắn, chất lỏng hoặc khí.
- Pipette: dùng để vận chuyển một thể tích chất lỏng, đây là dụng cụ thông dụng trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, y học.
- Ống chia độ (ống đong): được dùng để đo thể tích chất lỏng không lớn.
- Cốc chia độ: đo thể tích chất lỏng hay dung dịch với lượng lớn hơn ống chia độ.
- Cân đồng hồ: dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật
- Cân điện tử: dùng để đo trọng lượng hoặc tính toán khối lượng của vật, độ đo chính xác hơn cân đồng hồ.
Để dung bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, cần thực hiện như sau:
- Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo
- Chọn cốc chia độ phù hợp với thể tích cần đo
- Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào cốc
- Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc
- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ
- Điền số thứ tự vào bảng:
- Bước 2: Chọn dụng cụ đo phù hợp
- Bước 1: Ước lượng đại lượng cần đo
- Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
- Bước 3: Hiệu chỉnh dụng cụ đo với những dụng cụ đo cần thiết
- Bước 4: Thực hiện phép đo
Học sinh tự thực hành, sử dụng cân đo để đo khối lượng hòn đá và sử dụng cốc chia độ để đo thể tích hòn đá. Sau đó ghi lại kết quả thu được
Xem thêm bài viết khác
- Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điểu này có nghĩa
- Trong bản tin dự báo thời tiết thường có dự báo về độ ẩm của không khí (hình 10.1). Điều đó chứng tỏ trong không khí chứa chất gì? Chất đó được tạo ra từ đâu?
- Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- Quan sát hình 27.3, 27.4 và hoàn thành bảng theo mẫu sau, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra
- Em có nhận xét gì về số lượng các chất có trong nước cất, bình khí oxygen y tế, sản phẩm đường tinh luyện và muối tinh. Các chất đó ở thể nào?
- Bộ sưu tập ảnh về động vật ngoài thiên nhiên
- Hãy kể tên một số nhiên liệu được sử dụng trong cuộc sống mà em biết.
- Phân biệt virus và vi khuẩn , bệnh nào do virus, bệnh nào do vi khuẩn gây nên
- Hoạt động nào trong các hình 1.1 đến 1.6 là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng
- Em hãy xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu
- Điền thông tin theo mẫu bảng sau Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững