Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điểu này có nghĩa
BÀI TẬP
1. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 2 N. Điểu này có nghĩa
A. khối lượng của vật bằng 2 g. B. trọng lượng của vật bằng 2 N.
C. khối lượng của vật bằng 1 g. D. trọng lượng của vật bằng 1 N.
2. Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 10 cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 9 cm. Hỏi nếu treo vật có khối
lượng 200 g thì lò xo sẽ có chiếu dài bao nhiêu?
3. Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi treo các vật có khối lượng m khác nhau vào lò xo thì chiếu đài của lò xo là l được ghi lại trong bảng dưới đây. Hãy ghi chiều dài của lò xo vào các ô có khối lượng m tương ứng trong bảng sau:
4. Một lò xò có chiều dài tự nhiên 10 cm được treo thẳng đứng, đầu đưới của lò xo treo một quả cân có khối lượng 50 g. Khi quả cân nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 12 cm. Hỏi khi treo 2 quả cân như trên vào lò xo thì chiếu đải của lò xo là bao nhiêu? Cho biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.
Bài làm:
1. Chọn đáp án B
2. Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng 0,5kg là: 10 - 9 = 1 (cm)
Độ dài ban đầu của lò xo là: 9 - 1 = 8 (cm)
Tóm tắt :
0.5kg = 500g : 1 cm
200g : ... cm
Độ biến dạng của lò xo khi treo vật có khối lượng 200g là: 200 x 1 : 500 = 0,4 (cm)
Vậy khi treo vật có khối lượng 200g thì lò xo có chiều dài là: 8 + 0,4 = 8,4 (cm)
3. Hoàn thành bảng
m(g) | 20 | 40 | 50 | 60 |
l (cm) | 22 | 24 | 25 | 26 |
4. Độ biến dạng của lò xo khi treo quả cân có khối lượng 50g là: 12 - 10 = 2(cm)
Tóm tắt:
50g : 2cm
2 x 50g : ...cm
Độ biến dạng của lò xo khi treo 2 quả cân có khối lượng 50g là: (2 x 50) x2 : 50 = 4(cm)
Chiều dài của lò xo khi treo 2 quả cân có khối lượng 50g là: 10 + 4 = 14(cm)
Xem thêm bài viết khác
- Bộ sưu tập ảnh về động vật ngoài thiên nhiên
- Kể tên một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết Liệt kê các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những vật liệu trong hình 11.1
- Hãy chọn phương pháp phù hợp để tách các chất ra khỏi hỗn hợp Đường và nước Bột mì và nước.
- Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì? Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời...
- Em quan sát được những vật thể nào trong hình 8.1? Vật thể nào có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên), vật thể nào do con người tạo ra (vật thể nhân tạo)?
- Hãy kể tên các hành tinh, vệ tinh xuất hiện trong hình 45.1
- Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên và trả lời các câu hỏi sau Thành phần nào là màng tế bào?
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 27: Nguyên sinh vật
- Giải vật lí 6 chân trời sáng tạo
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên