Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến
332 lượt xem
Phần tham khảo, mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tây Tiến của Quang Dũng
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
- Bài thơ đã tái hiện được vẻ hùng vĩ, hoang dại, nguyên sơ nhưng cũng không kém phần thơ mộng của núi rừng Tây Bắc. Đặc biệt là cảnh sông nước mênh mang, mờ sương khói của Tây Bắc càng làm cho bức tranh thiên nhiên ở đây hiện lên đầy ấn tượng và trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của những người lính Tây Tiến
- Hình tượng của những người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa mang tinh thần bi tráng. Những chặng đường hành quân dài qua núi non gập ghềnh, trắc trở và những trận chiến hùng tráng, sự hi sinh mất mất cũng không làm hình ảnh của các anh mờ nhòe đi mà chỉ là những nét bút tô đậm hơn vẻ kì vĩ của những bức tượng đài ấy mà thôi.
- Qua bài thơ, ta thấy tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó máu thịt với đoàn binh Tây Tiến của tác giả Quang Dũng.
2. Giá trị nghệ thuật
Bài thơ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác cũng như cho phong cách lãng mạn - tài hoa của hồn thơ Quang Dũng.
- Những sáng tạo nghệ thuật của Quang Dũng với bút pháp tạo hình đa dạng đã dựng nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và hình ảnh của người lính Tây Tiến với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ.
- Ngôn ngữ vừa quen thuộc vừa độc đáo, vừa có nét cổ kính, vừa mới lạ
- Bút pháp lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng tạo nên giọng điệu riêng cho thơ Quang Dũng
Xem thêm bài viết khác
- Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, vãn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
- Soạn văn bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975
- Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công...
- Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…
- Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Theo anh/chị, nên chia bài thơ làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần và giải thích mối quan hệ giữa các phần
- Soạn văn 12 bài: Đàn ghi - ta của Lor - ca trang 163 sgk
- Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh (chị) cảm thấy yêu thích, say mê nhất trong thiên tùy bút.
- Soạn văn bài: Tiếng hát con tàu
- Nội dung chính bài thơ Tây Tiến
- Nội dung chính bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX