Giải bài 1 vật lí 8: Chuyển động cơ học
Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đang đứng yên ? Để trả lời câu hỏi đó một cách chính xác nhất, KhoaHoc xin chia sẻ bài Chuyển động cơ học thuộc chương trình SGK lớp 8. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc gọi là chuyển động cơ học.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 4 SGK lí 8)
Làm thế nào để biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên.
Câu 2. (Trang 5 SGK lí 8)
Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Câu 3. (Trang 5 SGK lí 8)
Khi nào vật được coi là đứng yên ? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
Câu 4. (Trang 5 SGK lí 8)
So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên ? Tại sao ?
Câu 5. (Trang 5 SGK lí 8)
So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên ? Tại sao ?
Câu 6. (Trang 5 SGK lí 8)
Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các nhận xét sau đây :
Vật thể có thể là chuyển động .......(1)........ nhưng lại là......(2)........ đối với vật khác.
Câu 7. (Trang 5 SGK lí 8)
Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận xét trên.
Câu 8. (Trang 5 SGK lí 8)
Hãy trả lời câu hỏi ở đầu bài : "Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải mặt trời chuyển động còn trái đất đứng yên không ?"
Câu 9. (Trang 6 SGK lí 8)
Hãy nêu thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.
Câu 10. (Trang 6 SGK lí 8)
Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào ?
Câu 11. (Trang 6 SGK lí 8)
Có người nói :" Khi khoảng cách từ vật tới mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc". Theo em,nói như thế có phải lúc nào cũng đúng không ? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 6 vật lí 8: Lực ma sát
- Trả lời câu hỏi C2 bài 28: Động cơ nhiệt sgk Vật lí 8 trang 99
- Người ta dùng lực 1000 N để nâng một vật nặng 50000 N bằng một máy thủy lực.
- Giải câu 12 trang 78 bài 22: Dẫn nhiệt sgk Vật lí 8 Trang 78
- Hãy giúp Bình trả lời An trong phần mở bài, biết rằng con tàu không phải là một khối thép đặc mà có nhiều khoảng rỗng.
- Áp suất tác dụng lên A là áp suất nào ? Áp suất tác dụng lên B là áp suất nào ?
- Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại.
- Giải bài 12 vật lí 8: Sự nổi
- Giải câu 1 bài 18: Câu hỏi ôn tập và tổng kết chương 1: Cơ học sgk Vật lí 8 trang 65
- Một xe tăng có trọng lượng 340000 N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc các bản xích với đất là
- Giải câu 1 bài 26: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu sgk Vật lí 8 trang 92
- Trả lời câu hỏi C4,C5,C6 bài 23: Đối lưu Bức xạ nhiệt sgk Vật lí 8 trang 81