Giải bài 44 + 45 địa lí 12 tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố (Hà Nội)
46 lượt xem
Hôm nay, chúng ta cùng đến với bài : “tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố” địa lí 12. Thông qua bài học, chúng ta sẽ hiểu được và nắm vững được một số đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, một số ngành kinh tế chính của tỉnh (thành phố) chúng ta đang sống.
Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
- Hà Nội có vị trí 21.0278° vĩ độ Bắc và 105.8342° kinh độ đông.
- Thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng
- Tiếp giáp với các tỉnh:
- Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc;
- Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam;
- Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía Đông
- Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây.
- Diện tích Hà Nội năm 2008 là: 3.324,92km2, là tỉnh có diện tích trung bình của nước ta.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí:
- Hà Nội là thủ đô của nước Viêt Nam, thủ đô đa chức năng.
- Là trung tâm đầu não chính trị, hành chính, kinh tế
- Là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu
- Là trung tâm khóa học công nghệ
=>Góp phần tiếp thu kĩ thuật tiên tiến và phát triển toàn diện nền kinh tế.
- Sự phân chia hành chính:
- 12 Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.
- 1 Thị xã: Sơn Tây
- 17 Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa.
Chủ đề 2: Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của thành phố Hà Nội
- Địa hình:
- Phần lớn là đồng bằng và vùng trũng
- Đồi núi thấp tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây (Bà Vì, Quốc Oai, Chương Mĩ, Mĩ Đức)
- Địa hình thấp dẫn từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông
- Khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ầm, có hai mùa chính mùa hè nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa và hai mùa chuyển tiếp xuân và thu.
- Thời tiết thất thường
- Thủy văn:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc với hệ thống đê ngăn lũ: Sông Đà, Đuống, Đáy, Nhuệ
- Có nhiều hồ đầm tự nhiên: Suối Hai, Đồng Mô, Quan Sơn, Hồ Tâu
- Chế độ nước chia làm hai mùa: Mùa lũ (tháng 5-10) và mùa cạn (tháng 11-5).
- Hà Nội có nguồn nước ngầm phong phú
- Đất:
- Có hai nhóm đất chính: Phù sa và Feralit.
- Diện tích đất tự nhiên: 334,47 nghìn ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp chiếm 49,1%
- Đất lâm nghiệp, thủy sản chiếm 9,7%
- Đất phi nông nghiệp 35,5%
- Tài nguyên sinh vật:
- Có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng:
- Rừng nhiệt đới thứ sinh tập trung các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Mĩ Đức
- Có hệ sinh thái nông nghiệp nhiệt đới với nhiều giống cây trồng vật nuôi phong phú.
- Khoáng sản:
- Có nhiều loại khoáng sản phong phú đa dạng: Than bùn, than nâu, măng gan, ti tan, sắt, chì, kẽm, đá vôi, cao lanh, cát.
- Tài nguyên du lịch:
- Hàng trăm di tích lịch sử văn hóa, lịch sử làng nghề truyền thống, lễ hội, nhiều danh lam thắng cảnh.
Chủ đề 3: Đặc điểm dân cư và lao động của thành phố Hà Nội
- Đặc điểm dân cư và lao động
- Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 người.
- Mật độ dân số ở Hà Nội cao, trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km².
- Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km².
- Người dân Hà Nội chủ yếu là người kinh, chiếm 99,1%.
- Gia tăng cơ giới lớn, mỗi năm có khoảng 50 nghìn người di cư vào thành phố. Tỉ lệ gia tăng không đồng đều giữa các khu vực.
- Dân cư chủ yếu tập trung ở nội thành.
- Thuận lợi và khó khăn dân cư Hà Nội
- Thuận lợi: Người dân có trình độ dân trí cao, số lượng lớn tạo nên nguồn lao động dồi dào..
- Khó khăn: Vấn đề giải quyết việc làm đang là bài toán nan giải ở Hà Nội.
Chủ đề 4: Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
- Đặc điểm nổi bật kinh tế - xã hội:
- Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước sau TPHCM
- Nền kinh tế tăng trưởng mạnh với tộc độ tăng trưởng cao, bền vững, cơ cấu kinh tế đa dạng, có sự chuyển dịch đúng hướng.
- Cơ cấu kinh tế dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (53,1%) nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp (5,63%)
Chủ để 5: Địa lí một số ngành kinh tế chính
- Công nghiệp:
- Là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai cả nước
- Chiếm 41,3% cơ cấu GDP và 21% nguồn lao động
- Tốc độ tăng trưởng cao 17,5%
- Cơ cấu theo hình thức sở hữu gồm:
- Kinh tế nhà nước
- Kinh tế tư nhân
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Cơ cấu theo ngành:
- Công nghiệp chế biến: 95,3%
- Công nghiệp khai thác 0,7%
- Công nghiệp khác 4%
- Phân bố theo khu vực hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, xen kẽ dân cư
- Phương hướng: Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nông-lâm-ngư nghiệp:
- Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP song chiếm 31,6% nguồn lao động.
- Nông nghiệp gồm:
- Chăn nuôi
- Trồng trọt
- Dịch vụ nông nghiệp
- Thủy sản:
- Nuôi trồng
- Chế biến
- Đánh bắt
- Lâm nghiệp:
- Chiếm tỉ trọng nhỏ chier có khoảng 21 nghìn ha rừng
- Phương hướng:
- Giảm tỉ trọng cây lương thực tăng tỉ trọng cây trồng có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao
- Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, sử dụng phương pháp tiến bộ, chú ý phòng dịch, chuyên môn hóa sản xuất..
- Nâng cao các giống vật nuôi có chất lượng cao.
- Khai thác hiệu quả vùng đồi núi, bảo vệ tốt rừng, kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
- Dịch vụ:
- Là ngành có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế phục vụ mọi ngành kinh tế và nhu cầu người dân
- Gồm:
- Giao thông vận tải
- Bưu chính viễn thông
- Thương mại
- Du lịch
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao lại phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta?
- Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
- Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta?
- Lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất đã trải qua bao nhiêu giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào?
- Nếu ý nghĩa của Vị trí địa lí Việt Nam?
- Địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào?
- Giải bài 32 địa lí 12 vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét?
- Giải thích tại sao Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng lại là những trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta?
- Tại sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long?
- Trình bày thế mạnh và thực trạng khai thác lâm sản ở Tây Nguyên. Nêu các giải pháp để phát triển lâm nghiệp của vùng?
- Tại sao lại có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng?