Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta?

  • 1 Đánh giá

Câu 5: Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta?

Bài làm:

Với vị trí tiếp giáp biển Đông, nước ta đã có được nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn. Nó bao gồm tài nguyên khoáng sản và tài nguyên hải sản. Cụ thể là:

Tài nguyên khoáng sản:

  • Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), hai bể dầu lớn nhất hiện nay là Nam Trung Sơn và Cửu Long; các bể Thổ Chu – Mã Lai và Sông Hồng nhỏ hơn nhưng cũng có trữ lượng đáng kể, ngoài ra còn nhiều vùng có thể chứa dầu, khí đang được thăm dò.
  • Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguyên liệu quí cho các ngành công nghiệp.
  • Vùng ven biển còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ (sản lượng muối 800.000 tấn /năm), nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.
  • Ngoài ra còn các loại khoáng sản khác như : thiếc, thạch anh, nhôm, sắt, mangan, đồng, điricon và các loại đất hiếm…

Tài nguyên hải sản

  • Sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong Biển Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
  • Ven các đảo, nhất là tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quí giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác. Cho đến tận thời điểm này, các cảnh quan thiên nhiên vùng biển nhiệt đới đã và đang được khai thác phục vụ cho các mục địch phát triển KT khác nhau.

Bên cạnh việc mang lại những tiềm năng cũng như thuận lợi thì biển Đông còn mang lại thiên tai cho nước ta như bão, sạt lở bờ biển, cát bay…

  • Bão: Mỗi năm trung bình có 9 – 10 cơn bão trên Biển Đông, trong đó có 3 – 4 cơn bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta. Bão kèm theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt làm thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
  • Sạt lở bờ biển: Đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ.
  • Cát bay, cát chảy : Lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
  • 18 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Địa lí 12