Giải bài Luyện từ và câu Tiếng Việt 3 trang 117
Soạn bài tiếng Việt 3 tập 2, Giải bài Luyện từ và câu - trang 117 sgk. Tất cả những câu hỏi, bài tập trong bài tập đọc này đều được KhoaHoc hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu
Câu 1: Trang 117 sgk Tiếng Việt 3 tập 2
Tìm dấu hai chấm trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi dấu hai chấm được dùng làm gì.
Bồ Chao kể tiếp:
- Đầu đuôi là thế này: Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi: “Kìa, hai cái trụ chống trời!”
=> Hướng dẫn làm bài:
Bồ Chao kể tiếp:
- Đầu đuôi là thế này: Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi: “Kìa, hai cái trụ chống trời!”
- Dấu hai chấm thứ nhất dùng để dẫn ra lời kể của Bồ Chao.
- Dấu hai chấm thứ hai dùng để giải thích sự việc.
- Dấu hai chấm thứ ba dùng để dẫn lời gọi của nhân vật Tu Hú.
Câu 2: Trang 117 sgk Tiếng Việt 3 tập 2
Trong mẩu chuyện sau có một số ô trống được đánh số thứ tự. Theo em, ở ô nào cần điền dấu chấm, ô nào cần điền dấu hai chấm?
Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học … Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi … “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?” Đác-uyn ôn tồn đáp: … “Bác học không có nghĩa là ngừng học.”
=> Hướng dẫn làm bài:
Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi : “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt?” Đác-uyn ôn tồn đáp: “Bác học không có nghĩa là ngừng học.”
Câu 3: Trang 117 sgk Tiếng Việt 3 tập 2
Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”:
a) Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.
b) Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
c) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ mồ hôi và cả máu của mình.
=> Hướng dẫn làm bài:
a) Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.
b) Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.
c) Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ mồ hôi và cả máu của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài Luyện từ và câu Tiếng Việt 3 trang 17
- Giải bài Chính tả: Ngôi nhà chung Tiếng Việt 3 trang 115
- Giải bài Tập đọc: Cái cầu Tiếng Việt 3 trang 34
- Giải bài Chính tả: Cóc kiện trời Tiếng Việt 3 trang 124
- Giải bài Chính tả: Rước đèn ông sao Tiếng Việt 3 trang 72
- Giải bài Tập đọc: Nhà ảo thuật Tiếng Việt 3 trang 40
- Giải bài Kể chuyện: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua Tiếng Việt 3 trang 99
- Giải bài Tập đọc:Quà của đồng nội Trang 127 Tiếng Việt 3
- Giải bài Ôn tập cuối học kì II: Tiết 2 trang 140 sgk Tiếng Việt 3 tập 2
- Giải bài Tập đọc: Một mái nhà chung Trang 100 Tiếng Việt 3
- Giải bài Tập đọc: Sự tích chú Cuội cung trăng Trang 131 Tiếng Việt 3
- Giải bài Kể chuyện: Ông tổ nghề thêu Tiếng Việt 3 trang 24