Giải bài Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối trang 96
Bài học này giúp các em tiếp tục ôn tập về trình tự miêu tả cây cối, nhằm đảm bảo bố cục rõ ràng và mạch lạc cho bài văn. KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải các bài tập dễ dàng, hiệu quả. Các em hãy cùng theo dõi nhé!
1. Đọc bài văn Cây chuối mẹ (SGK Tiếng Việt 5 tập 2 - trang 96) và trả lời câu hỏi:
a. Cây chuối trong bài văn trên được tà theo trình tự nào? Em còn có thể tả cây cối theo trình tự nào nữa?
b. Cây chuối đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào? Em còn có thể quan sát cây cối bằng những giác quan nào nữa?
c. Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng để tả cây chuối.
Trả lời:
a.
- Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con => cây chuối to => cây chuối mẹ.
- Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận. Ví dụ tả bao quát cây chuối => từng bộ phận: lá, thân, buồng chuối....
b.
- Trong bài văn, cây chuối được tả theo cảm nhận của thị giác về hính dáng của cây chuối.
- Ngoài ra, có thể quan sát và miêu tả cây chuối thông qua ấn tượng bằng xúc giác (ví dụ khi sờ thân cây chuối có lớp vỏ trơn bóng), bằng khứu giác (khi tả mùi thơm của quả chuối chín trên cây), vị giác (khi tả độ ngọt, mát của những trái chuối chín).....
c. Những hình ảnh so sánh và nhân hóa được tác giả sử dụng khi miêu tả cây chuối là:
- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác; Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn; Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc; Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại; Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết; Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn; Khi cây mẹ bận đơm hoa...; Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó; Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...
2. Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá hoặc hoa, quả, rễ, thân).
Bài làm tham khảo:
Bà em kể rằng, cây cam đã gắn bó với mảnh đất khu vườn nhà từ ngày em mới sinh. Em rất thích ngắm nhìn cây cam mỗi mùa ra hoa kết trái. Đầu tiên, chỉ là những bông hoa li ti, trắng muốt và thoang thoảng hương thơm dễ chịu. Ít ngày sau, những trái cam bé bé xíu xuất hiện rồi dần dần lớn lên bằng hòn bi ve. Khi còn nhỏ, trái cam có màu xanh thẫm và rất cứng. Thế rồi, trái cam lớn nhanh như thổi, thoáng chốc đã bằng chiếc chén uống nước của bà. Chiếc áo khoác xanh thẫm của quả được thay bằng màu xanh nhạt và dần chuyển sang màu vàng tươi. Chẳng bao lâu sau, cây cam đã xum xuê những quả căng mọng, vàng óng, thấp thoáng trong vòm lá xanh tươi trước sân nhà. Bà em thường hái những trái cam đầu mùa dâng lên bàn thờ tổ tiên. Mỗi trái cam là kết tinh vị ngọt lành của đất, hương thơm tinh túy của trời ban tặng cho con người.
Đề bài: Viết đoạn văn miêu tả lá cây
Đề bài: Đoạn văn miêu tả thân cây
Đề bài: Viết một đoạn văn miêu tả rễ cây
Đề bài: Viết một đoạn văn để miêu tả hoa phượng
Đề bài: Viết đoạn văn miêu tả quả bưởi
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây(lá hoặc hoa, quả, thân, rễ) . CHọn tả quả Dưa hấu
Xem thêm bài viết khác
- Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em (Vùng biển)
- Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Kể chuyện về người phụ nữ anh hùng: Trưng Trắc đánh giặc cứu nước, báo thù cho chồng
- Giải bài: Ôn tập giữa học kì II tiết 3
- Giải bài Tập đọc: Người công dân số Một (tiếp theo)
- Kể về một việc làm tốt của bạn: Hằng ngăn cản người xấu vứt rác xuông hồ để bảo vệ môi trường
- Giải bài Chính tả: Trong lời mẹ hát
- Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
- Giải bài Tập đọc: Con gái
- Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em (Vùng nông thôn)
- Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương
- Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sổng ?