Kể chuyện các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học nổi tiếng: Nguyên phi Ỷ Lan giúp vua cai trị đất nước
Bài mẫu 3: Kể chuyện các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học nổi tiếng: Nguyên phi Ỷ Lan giúp vua cai trị đất nước
Bài làm:
Khi nhắc đến Nguyên phi ỷ Lan chúng ta vẫn thường nghĩ đến câu chuyện về người con gái toàn sắc vẹn toàn có nhiều công lao và đóng góp cho nền thịnh trị nước nhà. Bà từng giúp vua trị nước, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no cho người dân.
Chuyện kể lại rằng, năm 1062, vua Lý Thánh Tông lo lắng tuổi đã cao mà chưa có con trai nối nghiệp nên ông thường xuyên đi lễ chùa cầu tự. Mối tình giữa vua và Nguyên phi Ỷ Lan nảy nở từ những chuyến đi ấy. Khi vua đi cầu tự qua làng Thổ Lội, người đi xem đầy đường, có một người con gái đi hái dâu, thấy xe nhà vua đi cứ đứng tựa vào cây lan chứ không ra xem. Vua thấy thế lấy làm lạ, truyền gọi đem vào cung, phong là Ỷ Lan phu nhân. Được ít lâu có thai sinh ra hoàng tử Càn Đức, sau là vua Lý Nhân Tông. Từ đây bà được phong là Nguyên phi."
Nguyên phi Ỷ Lan nổi tiếng là phụ nữ tài năng và hiểu biết. Ngay khi vào cung, bà không lo chăm nhan sắc mong chiếm được tình yêu của vua mà khổ công học hỏi, nghiền ngẫm thi thư, giúp vua chăm lo việc nước.
Năm 1069, quân Chiêm Thành quấy rối ở biên giới phía Nam Đại Việt. Trước tình hình nguy cấp đó, để giữ yên bờ cõi, vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn quân đánh giặc và giao lại việc nước cho Nguyên phi Ỷ Lan. Bà không quản ngại khó khăn, vất vả, đến nhiều nơi để hiểu được đời sống của muôn dân. Chính nhờ chuyến đi này, bà giúp dân thoát khỏi cơ cực cũng như trấn an dân chúng, củng cố triều cương.
Năm đó đại hạn, người dân đói kéo phải tha hương cực khổ. Bà nghi ngờ quan địa phương gặm nhấm phần gạo phát chẩn của triều đình, sau khi điều tra quả đúng là như vậy, bà vô cùng giận dữ và âm thầm hành động trị tội bọn quan ô, cường hào.
Bà cùng cận vệ và một thị nữ khác ở lại, đóng giả thương lái, mua bán lương thực, từng bước tìm đủ nhân chứng, vật chứng, chờ khi thị nữ kia trở lại cùng quan quân mới ra mặt trừng trị bọn cường hào, tham quan. Dân chúng biết có người phát chẩn bèn kéo về nhận gạo. Bọn cường hào không bán được gạo liền tức tối, bẩm báo quan.
Quan địa phương cấu kết với gian thương, bắt bà về quan phủ, khép tội gây rối loạn giao thương, làm náo loạn trên phố, đòi phạt bà 50 trượng, tịch thu số gạo. Đúng lúc đó, thái sư Lý Đạo Thành dẫn quân đến, trừng trị đích đáng những kẻ cường quyền chuyên ức hiếp dân chúng. Trong khi bà cai quản đất nước, muôn dân ấm no, sung túc, đội quân đi dẹp Chiêm Thành của vua Lý Thánh Tông gặp nhiều bất lợi. Để bảo toàn lực lượng, vua quyết định rút quân.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và biết được Nguyên phi Ỷ Lan hết lòng giúp đỡ dân chúng trong lúc hạn hán mất mùa, trừ gian diệt ác, vua bèn hạ lệnh cho quân lính tiếp tục hành quân lên đường, quyết hạ Chiêm Thành. Cuối cùng, nhờ có Nguyên phi Ỷ Lan giúp đỡ trị nước, nhà vua đem quân đánh thắng Chiêm Thành, đất nước Đại Việt trong ấm ngoài êm, nhân dân no đủ.
Qua câu chuyện này ta thấy, Ỷ Lan không chỉ là một người con gái đẹp mà còn là một người tài cao, thông minh, sắc sảo và có bản lĩnh. Những câu chuyện về bà cho đến nay vẫn còn lưu truyền rộng khắp. Người người mọi thế kỉ qua đều nhớ ơn đức của bà, mà tôn vinh bà là “Quan Âm nữ”.
Xem thêm bài viết khác
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Giải bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 19
- Kể về một việc làm tốt của bạn: Nam giúp đỡ bà cụ đi trên đường
- Giải bài Chính tả: Trí dũng song toàn
- Giải bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu trang 115
- Giải bài Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 82
- Giải bài Tập đọc: Lập làng giữ biển
- Giải bài Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép)
- Giải bài Chính tả: Ai là thủy tổ loài người?
- Kể về một việc làm tốt của bạn: Thủy giúp em bé bị lạc tìm mẹ
- Giải bài Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện
- Kể chuyện về các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học nổi tiếng: Tài ứng đối của Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh