Kể chuyện về các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học nổi tiếng: Tài ứng đối của Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh
Bài mẫu 4: Kể chuyện về các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học nổi tiếng: Tài ứng đối của Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh
Bài làm:
Đoàn Thị Điểm là nữ sĩ Việt Nam thời Lê Trung Hưng. Bà là tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng. Thơ của bà không những được nhiều người biết đến mà còn làm cho bọn Tàu phải khiếp đản mà không dám lên tiếng. Điều này thể hiện trong câu chuyện “tài ứng đối của Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh” sau đây.
Năm ấy, được tin sứ nhà Thanh khét tiếng hống hách sắp sang nước ta, vua Lê, chúa Trịnh tỏ ý lo ngại. Tin vào tài ứng đối của Quỳnh, triều thần giao cho trạng giữ việc tiếp sứ. Trạng cho dựng một ngôi quán nhỏ bên bờ sông Cái, xin vua triệu bà Điểm ra đó ngồi bán hàng. Còn mình tự quản một chiếc đò, nhận đón chở sứ bộ qua sông.
Mấy tên trong sứ bộ Tàu vừa đến nước ta, qua ngôi quán bà Điểm, nhác trông cô hàng nước xinh tươi óng ả, liền thả lời bỡn cợt. Một tên líu lớ đọc bâng quơ:
– Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh.
(Nghĩa là: Một tấc đất nước Nam không biết bao nhiêu người cày. Ý nói mỉa đàn bà nước này lẳng lơ).
Bà Điểm đang nhai trầu, nhổ toẹt một bãi nước cốt xuống đất, nói trống không:
– Bắc quốc chư đại phu, giai do thử đồ xuất. (Nghĩa là: Bọn quan to, ông lớn ở nước phương Bắc đều từ chỗ ấy mà chui ra cả).
Câu đối lọt vào tai bọn sứ bộ, chúng giật mình, câm họng. Dè đâu chị hàng bán nước mà tài học cũng siêu việt đến thế!
Tiếp đến lúc xuống đò, Quỳnh đã mặc giả làm chú lái, cầm sào đợi sẵn… Đò ra giữa dòng sông, một tên trong đoàn sứ bộ hổng ruột, lỡ xổng ra một tiếng “bủm”. Hắn đã không biết sượng mặt, còn đọc một câu chữa thẹn lếu láo:
– Lôi động Nam bang. (Sấm động nước Nam).
Trạng Quỳnh đang cầm chèo, liền đứng thẳng, vạch quần đái vổng cần câu xuống nước mà nói:
– Vũ qua Bắc hải (Mưa qua bể Bắc).
Tên sứ Tàu giận điên tiết, xộc lại định đánh Quỳnh, Quỳnh trở cán chèo thủ thế rồi mắng:
-“Tiền phát lôi, hậu phát vũ, thiên địa chi lý nại hỉ ”
(Sấm động trước, ắt sau sẽ có mưa, luật trời đất là thế )
Cả bọn khách Tàu sửng sốt nhìn nhau, không thốt được một lời vì câu đối đáp bắt bí quá đúng của anh lái đò. Từ đó, cả bọn sứ Tàu bấm nhau ngồi im thin thít.
Qua cách đối thơ trên ta thấy, Đoàn Thị Điểm và Trạng Quỳnh là những người có tài ứng biến thơ văn. Họ rất nhanh trí và đối đáp rất hay khiến cho bọn Tàu phải khâm phục, khẩu phục.
Xem thêm bài viết khác
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ "góp giỗ Liễu Thăng"?
- Giải bài kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 129
- Kể chuyện các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học nổi tiếng: Nguyên phi Ỷ Lan giúp vua cai trị đất nước
- Giải bài Luyện từ và câu: Mở rộng vón từ Truyền thống trang 90
- Kể về việc làm tốt của bạn: Hoàng nhặt được ví và trả lại cho người bị mất
- Kể chuyện mà em biết về gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc bảo vệ thiếu nhi: Bố mẹ A Néo bất chấp khó khăn cho các con đến trường
- Giải bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu trang 110
- Giải bài Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
- Giải bài Tập làm văn: Ôn tập về tả cây cối trang 96
- giải bài Tập đọc: Bầm ơi
- Giải bài Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 32
- Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn