Giải câu 6 bài 9: Tính chất hóa học của muối
Câu 6*.(Trang 33 SGK)
Trộn 30ml dung dịch có chứa 2,22 g CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 g AgNO3.
a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài làm:
Ta có: nCaCl2 = 2,22/111 = 0,02 mol ; nAgNO3 = 1,7/170 = 0,01 mol
PTHH CaCl2 (dd) + 2AgNO3 → 2AgCl (r) + Ca(NO3)2 (dd) (1)
Ban đầu 0,02 0,01
P/ư 0,005 0,01 0,01
Sau p/ư 0,015 0 0,01 0,005
a) Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu trắng lắng dần xuống đáy là AgCl
b) Chất rắn sinh ra là AgCl. Theo phương trình (1)=> nAgCl = 0,01 mol
mAgCl=0,01. 143,5 = 1,435 gam
c) Trong 30 + 70 = 100 (ml) dd sau phản ứng có chứa 0,02 – 0,05 =0,015 (mol) CaCl2 dư và 0,005 mol Ca(NO3)2
=>Nồng độ các chất sau phản ứng là:
CMCaCl2=0,15M và CMCa(NO3)2 = 0,05 M
Xem thêm bài viết khác
- Giải thí nghiệm 2 bài 6: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit
- Giải bài 6 hóa học 9: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit
- Giải câu 3 bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- Giải câu 2 bài 5: Luyện tập Tính chất hóa học của oxit và axit
- Giải bài 11 hóa học 9: Phân bón hóa học
- Giải câu 5 bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Giải câu 1 bài 11: Phân bón hóa học
- Giải bài 9 hóa học 9: Tính chất hóa học của muối
- Giải câu 4 bài 22: Luyện tập chương 2 Kim loại
- Giải câu 1 bài 2: Một số oxit quan trọng (Tiết 1)
- Giải câu 2 bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
- Giải câu 4 bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn