Giải Địa 10 Bài 10: Thực hành: Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu KNTT Giải Địa 10 SGK - Kết nối tri thức

100 lượt xem

Giải Địa 10 Bài 10: Thực hành: Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu Kết nối tri thức được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi & làm bài tập Địa lí 10 bài 9. Dưới đây là nội dung của bài, các em tham khảo nhé.

Câu 1. Xác định phạm vi và tên của các đới khí hậu. Cho biết sự phân hóa thành các kiểu khí hậu ở các đới. Xác định Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào.

Cho bản đồ:

Hình 10.1. Bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất

- Xác định phạm vi và tên của các đới khí hậu.

- Cho biết sự phân hóa thành các kiểu khí hậu ở các đới.

- Xác định Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào.

Phương pháp giải:

- Quan sát hình 10.1 “Bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất”.

- Chú ý các màu sắc thể hiện cho các đới và kiểu khí hậu.

Lời giải chi tiết:

- Các đới khí hậu trên Trái Đất và sự phân hóa thành các kiểu khí hậu ở các đới:

Đới khí hậu

Phạm vi

Phân hóa thành các kiểu khí hậu

Đới khí hậu cực

- Bán cầu Bắc: khoảng 70oB – cực Bắc.

- Bán cầu Nam: khoảng 60oN – cực Nam.

Đới khí hậu cận cực

- Bán cầu Bắc: khoảng 50oB – 70oB.

- Bán cầu Nam: khoảng 55oN – 60oN.

Đới khí hậu ôn đới

- Bán cầu Bắc: khoảng 35oB – 66oB.

- Bán cầu Nam: 40oN – 55oN.

- Ôn đới lục địa

- Ôn đới gió mùa

- Ôn đới hải dương

Đới khí hậu cận nhiệt

- Bán cầu Bắc: khoảng 20oB – 40oB.

- Bán cầu Nam: khoảng 23oN – 40oN.

- Cận nhiệt lục địa

- Cận nhiệt hải dương

- Cận nhiệt địa trung hải

Đới khí hậu nhiệt đới

- Bán cầu Bắc: khoảng 10oB – 20oB.

- Bán cầu Nam: khoảng 20oN – 23oN.

- Nhiệt đới lục địa

- Nhiệt đới gió mùa

Đới khí hậu cận xích đạo

- Bán cầu Bắc: khoảng 10oB – 20oB.

- Bán cầu Nam: khoảng 26oN – 29oN.

Đới khí hậu Xích đạo

Khoảng 10oB – 10oN.

Câu 2: Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của một số trạm khí tượng:

Dựa vào hình 10.2, hãy:

- Phân tích yếu tố nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (khoảng bao nhiêu oC).

+ Biên độ nhiệt độ năm (khoảng bao nhiêu oC ).

- Phân tích yếu tố lượng mưa:

+ Tổng lượng mưa cả năm.

+ Chế độ mưa, thể hiện qua các tháng trong năm (chênh lệch nhiều hay ít, mưa nhiều vào những tháng nào, mưa ít hoặc không mưa vào những tháng nào…).

Phương pháp giải:

Quan sát hình 10.2, phân tích các yếu tố nhiệt độ (thể hiện bằng đường biểu diễn màu đỏ) và lượng mưa (thể hiện bằng cột màu xanh) của 3 kiểu khí hậu tại 3 địa điểm (có thể kẻ bảng).

- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội, Việt Nam).

- Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (U-pha, LBN).

- Kiểu khí hậu ôn đới hải dương (Va-len-ti-a, Ai-len).

Lời giải chi tiết:

Tiêu chí

Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa (Hà Nội, Việt Nam)

Kiểu khí hậu ôn đới lục địa (U-pha, LBN)

Kiểu khí hậu ôn đới hải dương (Va-len-ti-a, Ai-len)

Nhiệt độ

Nhiệt độ tb tháng cao nhất (oC)

30oC (tháng 6)

20oC (tháng 7)

17oC (tháng 8)

Nhiệt độ tb tháng thấp nhất (oC)

17oC (tháng 1)

-14oC (tháng 1)

8oC (tháng 2)

Biên độ nhiệt độ năm (oC)

13oC

34oC

9oC

Lượng mưa

Tổng lượng mưa cả năm (mm)

1 694 mm

584 mm

1 416 mm

Các tháng mưa nhiều

Tháng 5 - 9

Tháng 6 – 8 và 10 - 12

Tháng 8 - 3

Các tháng mưa ít

Tháng 10 - 4

Tháng 1 – 5 và tháng 9

Tháng 4 - 7

Bài tiếp theo: Giải Địa 10 Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa KNTT

Giải Địa 10 Bài 10: Thực hành: Đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng qua bài này các em sẽ nắm được nội dung chính của bài đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh, Địa lí 10 KNTT, soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 1....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

Cập nhật: 29/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội