Giải Địa 10 Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia KNTT Giải Địa 10 SGK - Kết nối tri thức

  • 1 Đánh giá

Giải Địa 10 Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia Kết nối tri thức được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong bài chi tiết, ngắn gọn giúp các em dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài và làm bài tập Địa lí 10 bài 22. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Giải Địa 10 SGK Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Mở đầu trang 65 Địa Lí 10 SGK Địa lí 10 KNTT

Cơ cấu kinh tế là gì? Ngoài cơ cấu kinh tế, còn có những tiêu chí nào để đánh giá sự phát triển kinh tế?

Lời giải:

- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Ngoài cơ cấu kinh tế, còn có những tiêu chí GDP, GNI,… để đánh giá sự phát triển kinh tế.

1. Cơ cấu kinh tế

Câu hỏi trang 65 SGK Địa lí 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy:

- Trình bày khái niệm cơ cấu kinh tế.

- Phân biệt cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

Lời giải:

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Vùng kinh tế.

- Khu kinh tế.

- …

Ý nghĩa

Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau.

Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

2. Tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Câu hỏi trang 66 SGK Địa lí 10 KNTT: Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy:

- So sánh sự khác nhau giữa GDP và GNI.

- Cho biết trong trường hợp nào GDP lớn hơn GNI và trong trường hợp nào GDP nhỏ hơn GNI.

Lời giải:

* Sự khác nhau giữa GDP và GNI

Đặc điểm

GDP

GNI

Khái niệm

Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm.

Đối tượng đóng góp

Các thành phần kinh tế đóng góp vào GDP gồm cả thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó.

Công dân của một quốc gia có thể tạo ra các giá trị ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó.

Đo lường

GDP được tạo ra bởi các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ quốc gia ở một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm).

Chỉ số GNI đo lường tổng giá trị mà công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian (thường là 1 năm).

Ý nghĩa

Chỉ số GDP được dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia.

GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực.

* Các trường hợp xảy ra

- GDP lớn hơn GNI: Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam rất lớn, tạo ra giá trị lớn hơn người Việt Nam tạo ra.

- GDP nhỏ hơn GNI: Đầu tư của nước ngoài nhỏ, người Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều và tạo ra giá trị lớn.

Luyện tập trang 66 SGK Địa lí 10 KNTT: Cho bảng số liệu:

BẢNG 22.2. CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH CỦA VIỆT NAM, NĂM 2019*

(Đơn vị: %)

Ngành

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Tỉ trọng

15,5

38,3

46,2

(*Không tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm)

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam, năm 2019.

- Nhận xét và giải thích về cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam, năm 2019.

Lời giải:

* Vẽ biểu đồ

Cho bảng số liệu

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH CỦA VIỆT NAM, NĂM 2019

* Nhận xét và giải thích

- Nhận xét: Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất (46,2%), tiếp đến là công nghiệp và xây dựng (38,3%) và nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (15,5%) -> Phù hợp với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Giải thích: Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa -> Ngành dịch vụ, công nghiệp ngày càng khẳng định vị thế, tạo ra giá trị lớn và đóng góp nhiều vào GDP, sự phát triển của đất nước.

Vận dụng trang 66 SGK Địa lí 10 KNTT: Tìm hiểu và cho biết GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm gần đây nhất.

Lời giải:

GDP, DÂN SỐ VÀ GDP/NGƯỜI CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Năm

2010

2015

2017

2020

Dân số (nghìn người)

87860,4

91713,3

93671,6

97582,7

GDP (tỉ đồng)

2075578,0

3929421,9

4625739,5

5930690,0

GDP/người (triệu đồng/người)

23,6

42,8

49,4

60,8

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)

Bài tiếp theo: Giải Địa 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản KNTT

Giải Địa 10 Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia KNTT được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài đồng thời chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Hóa học, Ngữ văn, tiếng Anh, Địa lí 10 KNTT, soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 1....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

  • 54 lượt xem

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Địa lý 10 Kết nối tri thức